Bệnh ngứa da xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống. Đôi khi người bị có thể chỉ ngứa một vùng da nhỏ hoặc cũng có trường hợp ngứa toàn thân. Theo đó tùy triệu chứng ngứa mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ là khác nhau. Vậy thực tế như thế nào bạn hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin về bệnh để chủ động nắm bắt nguyên nhân, phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả.
Mục lục bài viết
- Bạn biết gì về bệnh ngứa da?
- Bệnh ngứa da do nguyên nhân nào gây nên?
- Những ai có nguy cơ bị bệnh ngứa da?
- Dấu hiệu nhận biết một người đang bị bệnh ngứa da
- Điều trị bệnh ngứa da như thế nào?
- Kết luận
- Các loại bệnh nấm da thường gặp và thông tin cần biết
- Bạn biết gì về bệnh nấm da?
- Nấm da lây lan như thế nào?
- Đối tượng có nguy cơ mắc nấm da
- Dấu hiệu nhận biết của bệnh nấm da
- Những loại bệnh nấm da thường gặp
- Phương pháp chữa trị bệnh nấm da
- Cách phòng chống bệnh nấm da
Bạn biết gì về bệnh ngứa da?
Bệnh ngứa da về bản chất được xem là một triệu chứng, tình trạng thường gặp chứ không phải bệnh lý. Cơ bản bệnh không mang tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Thay vào đó khi bị ngứa da người bệnh chủ yếu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy muốn gãi để cảm thấy đỡ hơn.
Như ghi nhận bệnh rất phổ biến, ai cũng có thể bị ngứa da. Thông thường tùy vào thể bệnh, cơ địa của mỗi người mà triệu chứng sẽ khác nhau. Có thể vùng ngứa chỉ xảy ra tại một chỗ, ngứa chút rồi khỏi ngay. Song có thể bệnh ngứa râm ran lan rộng nhiều vùng da, đôi khi ngứa toàn thân và thời gian bị ngứa rất dài.
Bệnh ngứa da do nguyên nhân nào gây nên?
Bệnh ngứa da xảy ra có thể do hàng trăm nguyên nhân khác nhau gây nên. Tất nhiên cũng tùy vào từng nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ là khác nhau. Vì thế bạn hãy nắm bắt những nguyên nhân phổ biến gây bệnh để chủ động bảo vệ cơ thể của mình.
Ngứa da do bị côn trùng tấn công
Một trong những nguyên nhân của bệnh ngứa là do bị côn trùng tấn công. Theo đó nếu bạn bị các loài côn trùng cắn thì không chỉ bị đau mà còn kèm cảm giác ngứa, rát. Xung quanh vết cắn vùng da sẽ đỏ, sưng lên. Chẳng hạn một số loài côn trùng thường dễ tấn công bạn như:
- Muỗi
- Sâu
- Nhện
- Ve
- …
Đặc biệt đôi khi bạn cũng có thể có cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi chấy, rận, bọ chét,…chui rúc trên da. Chúng không cắn nhưng lại “chạy tung tăng” khiến bạn ngứa ngáy cả người.
Ngứa da do khô da
Bị ngứa do khô da được thống kê là nguyên nhân hàng đầu. Quan trọng nếu bạn cảm giác bị ngứa nhưng không thấy vùng da thay đổi gì thì nguyên nhân cao có thể da đang bị khô.
Thực tế có rất nhiều tác động khiến làn da của bạn bị khô gây bong vảy, sần sùi và ngứa ngáy. Ví dụ như:
- Tuổi tác
- Thời tiết quá nóng
- Thời tiết quá lạnh
- Tắm rửa nhiều
- ….
Theo đó ban đầu khi da bị khô có thể gây cảm giác ngứa một vùng nhỏ. Song lâu dần nếu không điều trị kịp thời đồng nghĩa bạn tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào sâu trong da. Bởi vì khi da khô có thể xuất hiện các vết nứt giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công hơn bình thường. Nhất là vào mùa đông khô hanh ngứa da xảy ra với tỷ lệ khá cao.
Ngứa da dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân tiếp theo có thể gây nên tình trạng ngứa da. Kết quả của dị ứng có thể là phát ban đi kèm với triệu chứng ngứa rất khó chịu. Đồng thời đôi lúc khi cơ thể bạn bị dị ứng làn da có thể xuất hiện mụn nước, vết sưng.
Đặc biệt ngứa da do dị ứng sẽ xảy ra khi cơ thể bạn tiếp xúc trực tiếp chất gây dị ứng. Chẳng hạn bao gồm như:
- Dị ứng với thức ăn
- Dị ứng với mùi nước hoa
- Dị ứng với mỹ phẩm
- Dị ứng khi chạm vào vật nuôi
- …
Ngoài ra đôi khi bạn cũng có thể bị ngứa sau khi sử dụng một số loại thuốc. Đây là trường hợp được thống kê vào nhóm đối tượng bị ngứa do phản ứng phụ của thuốc.
Ngứa da do cơ thể đang mắc bệnh lý
Ngứa da đôi khi không chỉ do thời tiết, do côn trùng, dị ứng mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ bệnh lý. Nghĩa là, bạn có thể bị ngứa da khi cơ thể đang mắc các bệnh da liễu hoặc nội khoa. Theo đó ngứa ngáy da khiến bạn khó chịu sẽ là một cảnh báo của cơ thể.
Theo chuyên gia thì có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra biểu hiện ngứa da. Chẳng hạn, bạn có thể bị ngứa da do các bệnh như:
- Bệnh nổi mề đay
- Bệnh viêm da
- Bệnh vảy nến
- Bệnh nấm da
- Bệnh ghẻ lở
- Bệnh gan
- Bệnh thận
- Bệnh về máu
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh về tuyến giáp
- Bệnh giun sán
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, bệnh ngứa da cũng có thể xảy ra do nguyên nhân khác nữa. Bao gồm:
- Do tâm lý bất ổn. Chẳng hạn một số người bị stress, trầm cảm,…có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy vô định.
- Do thay đổi nội tiết tố
- Do việc vệ sinh cá nhân kém
- …
Bị ngứa da do cơ thể bị bệnh cũng là nguyên nhân thường gặp
Những ai có nguy cơ bị bệnh ngứa da?
Tất cả mọi người đều có thể bị ngứa da nếu không biết cách bảo vệ bản thân mình. Không phân biệt nam nữ, độ tuổi bao nhiêu sẽ bị bệnh. Tuy nhiên theo chia sẻ từ các chuyên gia bác sĩ thì có những đối tượng có nguy cơ bị ngứa cao hơn. Bao gồm đó là:
- Trẻ em, người già với sức khỏe miễn dịch, sức đề kháng kém. Đặc biệt ở trẻ em làn da còn rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên rất dễ bị ngứa.
- Phụ nữ mang thai do nội tiết tố, hormone có nhiều thay đổi
- Người đang mắc bệnh tiểu đường, gan thận
- Người mắc bệnh HIV, giang mai, lậu,..
- Người có cơ thể nhạy cảm
- Người sống ở nông thôn hoặc ở khu ổ chuột thành phố với môi trường sống ô nhiễm
- Người làm các công việc trong môi trường bụi bẩn, có chứa hóa hóa chất
- Người ở bẩn, không thường xuyên tắm giặt, dọn dẹp không gian sống
- …
Dấu hiệu nhận biết một người đang bị bệnh ngứa da
Bệnh ngứa da xảy ra trên cơ thể mỗi người có thể được xác định do từng nhóm nguyên nhân khác nhau. Vì thế trong thực tế biểu hiện của bệnh cũng khá phức tạp và tùy biến theo nguyên nhân.
Tuy nhiên theo chuyên gia nếu một người bị ngứa da thì triệu chứng xảy ra đầu tiên là cảm giác khó chịu. Người bệnh sẽ cảm giác da ngứa ngáy bất thường. Có thể ngứa một vùng hay nhiều vùng và có cảm giác muốn đưa tay ra gãi cho đỡ ngứa. Đôi khi người bệnh chỉ ngứa 5 – 10 phút là khỏi nhưng có khi ngứa râm ran rồi dữ dội rất lâu.
Đặc biệt có nhiều trường hợp ngứa còn đi kèm với sự xuất hiện của các nốt nổi mẩn đỏ. Nếu xem kỹ có thể giống như da đang phát ban đỏ. Và kích thước, hình dạng của các nốt đỏ là khác nhau. Hơn nửa số lượng nốt đỏ nổi cũng nhiều ít tùy vào thể bệnh, cơ địa mỗi người.
Chưa kể nếu ngứa da do bệnh lý thì triệu chứng có sự phức tạp nhất định. Có thể không chỉ nốt đỏ mà mụn nước cũng nổi lên. Trong trường hợp bạn cố gãi không còn mang đến cảm giác đỡ ngứa. Thay vào đó các mụn nước bị vỡ gây ngứa rát cực kỳ khó chịu cũng như khiến da viêm nhiễm. Đồng thời cơ thể cũng có thể có những triệu chứng khác nữa. Chẳng hạn như:
- Mệt mỏi
- Bị sốt
- Giảm cân
- Đau cơ, nhức xương khớp
- Tiểu tiện bất thường
- …
Điều trị bệnh ngứa da như thế nào?
Bệnh ngứa da không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Thay vào đó thông thường bệnh sẽ gây nên cảm giác khó chịu. Có một số thể bệnh chỉ ngứa chút rồi khỏi như vết cắn côn trùng,…Tuy nhiên bên cạnh đó đôi khi ngứa da không đơn giản chỉ ngứa bình thường mà còn là biểu hiện của bệnh. Vì thế nếu không điều trị về lâu dài sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhất là nếu ngứa do bệnh lý về gan, tiểu đường,…để lâu sẽ rất nguy hiểm.
Do đó khi vùng da trên cơ thể có biểu hiện bị ngứa bạn cần chủ động chữa trị. Tốt nhất việc đầu tiên bạn cần làm là tắm mình qua nước ấm. Nếu chỉ là ngứa do tiếp xúc môi trường thì nhanh chóng sẽ khỏi thôi. Ngược lại nếu da ngứa mãi không dứt, ngứa lâu ngày,…và có dấu hiệu râm ran lan rộng bạn hãy đến cơ sở y tế.
Các chuyên gia bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, chuẩn đoán dựa trên tình trạng ngứa. Từ đó xác định chính xác nguyên nhân để đưa ra cách điều trị hiệu quả. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ áp dụng cách giảm triệu chứng ngứa kết hợp điều trị bệnh lý. Như vậy thì bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ không cần phải lo lắng nhiều khi bị ngứa.
Theo ghi nhận hiện nay điều trị ngứa da có rất nhiều cách. Chẳng hạn:
- Dùng thuốc Tây: Bao gồm như thuốc kháng histamin, corticosteroid, kháng sinh,…
- Dùng các loại nguyên liệu tự nhiên: Ví dụ như chườm đá lạnh, nha đam,…
- Điều trị bằng Đông Y
Bệnh ngứa da có thể chủ động phòng tránh. Chỉ cần trong cuộc sống thường nhật mỗi ngày bạn chú ý các vấn đề sau:
- Bổ sung nước đầy đủ. Tốt nhất bạn uống nhiều nước một chút. Đặc biệt nếu có thể hãy sử dụng nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Chẳng hạn như trà thảo mộc.
- Hiểu rõ cơ địa của bản thân để tránh sử dụng các thực phẩm, nước uống,…có thể khiến mình bị dị ứng
- Ưu tiên trang phục thoải mái
- Nếu sử dụng mỹ phẩm nên chọn loại tốt, rõ ràng xuất xứ. Tốt nhất vào mùa khô hanh bạn nên tìm đến kem dưỡng da để tránh tình trạng da khô.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đồng thời môi trường sống xung quanh cũng nên được dọn dẹp sạch, thoáng để côn trùng không có cơ hội phát triển.
- Xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt.
- Có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi rõ ràng. Tuyệt đối không lao lực làm việc khiến cơ thể quá mệt mỏi, stress
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Tăng cường luyện tập thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng
- Định kỳ hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe
- …
Kết luận
Như vậy là chúng tôi vừa giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh ngứa da. Bạn có thể cập nhật và nắm bắt những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình trước loại bệnh thường gặp này. Chúng tôi tin rằng hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn có thể chủ động và biết bản thân cần làm gì khi gặp tình trạng bị ngứa da.
Các loại bệnh nấm da thường gặp và thông tin cần biết
Nấm da là căn bệnh thường gặp dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng thế nhưng khiến nhiều người tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra, đây là căn bệnh thường kéo dài và khó giải quyết triệt để. Vậy có những loại bệnh nấm da nào thường gặp và cần lưu ý gì khi mắc phải căn bệnh này? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bạn biết gì về bệnh nấm da?
Nấm da là căn bệnh thường xuất hiện ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và những nơi không đảm bảo vệ sinh tạo cơ hội cho bệnh phát triển rồi lan rộng. Có nhiều loại nấm gây ra bệnh này và mỗi loại nấm sẽ tác động đến một khu vực riêng trên cơ thể.
Nấm da lây lan như thế nào?
Có nhiều con đường làm lây lan bệnh nấm da cụ thể là:
- Lây từ người sang người: do sử dụng chung vật dụng cá nhân như chăn mền, áo quần, khăn, giường chiếu… hoặc quan hệ tình dục với người bệnh cũng có nguy cơ bị lây bệnh.
- Lây từ vật nuôi sang người: do chúng ta tiếp xúc với các vật nuôi mắc bệnh nấm da đều có nguy cơ mắc bệnh.
- Lây lan do do tiếp xúc với vùng đất nhiễm ẩm.
Đối tượng có nguy cơ mắc nấm da
Một số đối tượng có nguy cơ mắc nấm da bao gồm:
- Những người làm việc và sinh sống tại khu vực nóng bức, ẩm ướt hay thường xuyên đến hồ bơi, phòng thay đồ công cộng…
- Những người dưới 15 tuổi.
- Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh hay động vật bị nấm da.
- Những người có sức đề kháng kém.
- Những người thường xuyên mặc quần áo chật, ẩm ướt.
- Những người thường sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân như giường chiếu, quần áo, chăn mền, khăn…
Dấu hiệu nhận biết của bệnh nấm da
- Biểu hiện phổ biến nhất đó là ngứa kèm theo tróc vảy hoặc da bị bong tróc.
- Có các mảng nhỏ dạng hình tròn, bầu dục với màu đỏ hoặc nâu nổi trên da khiến người bệnh bị ngứa. Vùng da tổn thương có thể phát triển thành từng mảng, trên bề mặt có vảy với cạnh cứng, sắc hoặc nổi mụn nước nhỏ.
- Khi nổi mẩn đỏ và vảy người bệnh có khả năng làm bệnh lây lan. Việc cào hay gãi vào các vùng da tổn thương sẽ làm chúng sưng, chảy nước và có thể bị nhiễm trùng.
Những loại bệnh nấm da thường gặp
Hắc lào
Nấm gây ra bệnh hắc lào thuộc nhóm Dermatophytes. Giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị ngứa và giai đoạn tiếp theo sẽ xuất hiện các vòng tròn đỏ dễ nhận thấy. Phần viền của những vòng tròn này có mụn nước nhỏ. Bệnh nhân phải chữa trị sớm nếu không bệnh sẽ tiến triển tạo nên nhiều vòng cung sẽ khó điều trị.
Khi bệnh nhân gãi sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh hơn. Hắc lào là căn bệnh có thể lây lan từ người bệnh sang người lành nếu dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, quần áo…
Lang ben
Bệnh lang ben xuất hiện phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới với tỷ lệ khoảng 40% dân số mắc bệnh. Khí hậu ấm và ẩm chính là cơ hội thuận lợi cho nấm sinh sôi, phát triển. Lang ben được gây ra bởi nấm thuộc nhóm Malassezia.
Lang ben thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ tuổi và ít gặp ở người trưởng thành. Một số điều kiện thuận lợi giúp lang ben phát triển đó là da dầu, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hệ miễn dịch suy yếu, thiếu chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai…
Biểu hiện của lang ben là các dát dạng hình tròn hoặc bầu dục, phía trên dát có vảy da mỏng. Bệnh nhân có thể cào nhẹ trên vùng da tổn thương để tìm ra xảy ra nếu như vảy da khó nhận thấy bằng mắt thường. Vùng da bị tổn thương sẽ kết nối nhau tạo ra các mảng lớn. Khu vực da thường gặp đó là vùng da tiết bã, nhất là ngực và liên bả vai.
Bên cạnh đó, một số trường hợp bị lang ben ở trên mặt (nhất là trẻ em), da đầu, ngực, bẹn… Màu sắc vùng da bị tổn thương thường là màu nâu (tăng sắc tố) và màu nâu vàng (suy giảm sắc tố), màu hồng (bị viêm mức độ nhẹ…). Người bệnh có thể cảm thấy ngứa đặc biệt là khi tiết trời nóng bức.
Nấm kẽ
Thủ phạm gây ra bệnh nấm kẽ đó là Epidermophyton và Candida Albicans. Ngoài cái tên nấm kẽ, người ta còn gọi đó là viêm kẽ hoặc nước ăn chân. Những người thường xuyên ngâm chân dưới nước có nguy cơ cao mắc bệnh nấm kẽ là: nông dân thường xuyên làm ruộng, người làm công việc vệ sinh cống rãnh không đảm bảo về đồ bảo hộ kỹ càng, vận động viên bơi lội… Có 3 loại nước ăn chân: nổi mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô.
Nấm móng
Tác nhân gây ra nấm móng chủ yếu là nấm sợi – dermatophytes (khoảng 90%). Nấm sợi thường xuất hiện khu vực bờ tự do của móng hay hai bên của móng và lây nhiễm từ móng này sang móng khác.
Bệnh này khiến cho người bệnh đổi màu móng, móng bị khuyết hay nhô lên, bề mặt của móng bị rỗ hoặc tạo ra rãnh, bên dưới rãnh là vụn bột. Theo thời gian, móng của bệnh nhân sẽ trở nên sần sùi và chuyển sang màu vàng hay trắng đục.
Bên cạnh Dermatophytes thì nấm Candida Albicans cũng là tác nhân gây ra nấm móng. Chúng sẽ khiến cho móng của người bệnh bị tổn thương từ bên trong, móng trở nên biến dạng, mọc một cách lởm chởm, khu vực da quanh móng sưng đỏ, thậm chí nổi mủ.
Nấm da đầu
Thủ phạm chủ yếu gây ra nấm da đầu là Dermatophyte. Ngoài ra, bệnh còn do Trichophyton gây ra với triệu chứng ban đầu là các nốt sần nhỏ xuất hiện rải rác trên da đầu. Giai đoạn tiếp theo bệnh sẽ phát triển tạo ra các mảng vảy mỏng và khi lớp vảy này bong ra sẽ làm cho vùng da đầu đó bị hói tạm thời.
Nấm da đầu do Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii gây ra sẽ gây bệnh ở khu vực thân tóc nhưng không làm rụng tóc. Dấu hiệu của bệnh là phần chân tóc độ 2 – 3cm xuất hiện các hạt tròn mềm có kích cỡ nhỏ.
Nấm da đa sắc
Loại nấm da này thường không xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp bị ngứa nhẹ và tiết mồ hôi nhiều hơn. Vùng da bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện nhiều màu sắc, có các đốm nhỏ với màu trắng hồng, nâu sậm, có vảy và viền rõ rệt. Bệnh nấm da đa sắc thường xuất hiện vị trí cánh tay, ngực, lưng, cổ và cả trên mặt.
Phương pháp chữa trị bệnh nấm da
Nguyên tắc chữa trị:
- Thực hiện đúng liệu trình sử dụng thuốc để bệnh không tái phát.
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân hay áo quần với người khác để phòng tránh lây lan nấm da.
- Khi phát hiện bệnh, cần thoa thuốc thường xuyên để giảm bớt triệu chứng ngứa, không gãi đề phòng da trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Biện pháp điều trị bệnh nấm da:
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh nhẹ sẽ được chỉ định bôi thuốc như kem, thuốc mỡ thoa da… Cần kiên trì sử dụng thuốc bôi trong khoảng 1 tuần để điều trị bệnh.
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh nặng, sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kem trị nấm để bôi lên vùng da bị tổn thương hoặc uống thuốc trị nấm đối với trường hợp nặng hơn. Đối với trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng diễn ra trong thời gian dài. Khi được yêu cầu sử dụng thuốc người bệnh phải sử dụng đúng liệu trình như đã chỉ định để đề phòng bệnh tái đi tái lại.
- Trong một vài trường hợp, các loại thuốc điều trị sẽ làm thay đổi chức năng của gan và bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm để kiểm soát chức năng gan. Bác sĩ sẽ theo dõi xuyên suốt việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Thời gian chữa trị: phụ thuộc vào khu vực nấm gây bệnh mà thời thời gian chữa trị sẽ khác nhau. Bệnh nấm da đa sắc thường diễn ra trong khoảng từ 1 – 2 tuần và có thể kéo dài trong trong khoảng 1 tháng.
Cách phòng chống bệnh nấm da
Bệnh nấm da là căn bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh rất dễ lây nhiễm với với tốc độ nhanh chóng và dễ tái phát nhiều lần khó chữa trị triệt để. Bất cứ ai cũng có thể bị nấm da và tốc độ lây lan của bệnh khá nhanh chính vì thế chúng ta cần chủ động phòng bệnh
Một số biện pháp:
- Chỉ nên mặc áo quần khô ráo, thoáng mát với chất liệu thấm hút mồ hôi. Tránh mặc đồ còn ẩm ướt hay bó sát người sẽ tạo điều kiện cho nấm da phát triển.
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh đúng cách đặc biệt là vào những ngày tiết trời oi bức, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
- Thường xuyên vệ sinh nệm, chăn mền, quần áo để ngăn ngừa nấm phát triển và lây lan.
- Rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh giúp hạn chế được bệnh tật trong đó có nấm da.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây. Tránh sử dụng thực phẩm gây kích ứng, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những bất thường về sức khỏe cũng như can thiệp kịp thời để điều trị triệt để.
- Hạn chế sử dụng phòng tắm công cộng.
- Mang vớ chất liệu cotton và giày có đế mềm, có lỗ thông hơi nhỏ giúp chân được khô thoáng cũng như phòng ngừa bệnh nấm da chân.
Bệnh nấm da tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng có thể tái đi tái lại nếu không giải quyết dứt điểm. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan nếu chúng ta không cẩn thận và bảo vệ bản thân thật tốt. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Facebook