Giun Đũa Chó

Khám và Điều trị Sán Chó tại phòng khám Ký sinh trùng - Đa Khoa Galant

Những tưởng bệnh giun đũa chó chỉ là bệnh nhiễm ký sinh trùng thông thường nên nhiều người tỏ ra coi thường và không điều trị tận gốc bệnh lý này. Nhưng trên thực tế đã có vô số người tử vong vì bệnh này không được phát hiện kịp thời do sán đã di chuyển đến vùng não.

Vì vậy, Galant đã dành nội dung bài viết dưới đây cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết về bệnh giun đũa chó để độc giả cùng biết.

Bệnh giun đũa chó là gì?

Bệnh giun đũa chó có tỷ lệ mắc cao ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi

Giun đũa chó được biết đến với tên khoa học là Toxocara canis. Đây là một loại ký sinh trùng sán dây thuộc chủng Echinococcus. Bệnh sán chó hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh giun đũa chó. Bệnh lý lây truyền chủ yếu qua đường trung gian là chó. 

Bệnh nhiễm ký sinh trùng này thường có tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, người lớn ít nhưng không phải không có. Trường hợp xấu nhất là gây tử vong ở ký chú nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời. 

Xem thêm: Bệnh Giun Đầu Gai

Bệnh giun đũa chó lây nhiễm qua đường nào?

Giun đũa chó thường lây truyền qua đường trung gian là chó phát tán

Như đã chia sẻ ở trên bệnh giun đũa chó thường lây truyền qua đường trung gian là chó. Cụ thể:

  • Ấu trùng Toxocara chủ yếu ký sinh trong ruột của chó dẫn đến việc chó bị nhiễm sán. Sán ký sinh thành công, sản sinh trứng sán, trứng sán sẽ theo đường phân của chó phát tán ra môi trường bên ngoài. 
  • Thêm vào đó, hậu môn chó chứa rất nhiều trứng sán, chó thường xuyên liếm hậu môn sau đó lại liếm các vùng khác trên cơ thể của chúng. Chó còn liếm lên các vật dụng sinh hoạt của con người hoặc đồ chơi của trẻ,…Điều này vô tình khiến trứng sán có mặt ở khắp nơi.
  • Nếu trứng sán dính vào rau sống, người ăn rau sống, tiếp xúc với đồ vật bị dính trứng sán, vuốt ve chó nhiễm sán,…Trứng sán sẽ đi vào cơ thể người sau đó phát triển thành nang sán chỉ trong 5 tháng.
  • Khi nang sán vỡ ra sẽ phát tán hơn 2 triệu đầu sán. Đầu sán non sẽ theo đường máu di chuyển và ký sinh khắp nơi trên cơ thể người, trong đó có lá lách, phổi, gan, não, mắt,…Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người mắc bệnh giun đũa chó có thể tử vong.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giun đũa chó là gì?

Thông thường nhiễm giun đũa chó không có biểu hiện cụ thể

Thông thường bệnh giun đũa chó không có biểu hiện cụ thể và cũng không đồng nhất. Chỉ khi nang sán vỡ ra chèn ép các bộ phận thì triệu chứng cụ thể mới xuất hiện:

Dấu hiệu ban đầu của bệnh giun đũa chó

  • Nhiều vùng da trên cơ thể nổi mẩn ngứa, mề đay, uống thuốc da liễu không khỏi;
  • Tình trạng mẩn ngứa, mề đay kéo dài hoặc bị ngứa dai dẳng, ngứa từng cơn mà không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu bệnh lý khi ấu trùng Toxocara phát tán trong máu

  • Ký sinh trùng Toxocara xuất hiện rõ hơn dưới bề mặt da;
  • Có trường hợp bị hen suyễn giả;
  • Bị viêm phổi, viêm phế quản;
  • Chán ăn, khó tiêu, đau bụng kèm sốt;
  • Bị đau vùng hạ sườn phải – dấu hiệu của gan phình to do ký sinh trùng Toxocara;
  • Bị sốt nhẹ kèm theo thở khò khè kéo dài;
  • Xuất hiện biểu hiện của động kinh;
  • Viêm kết mạc, viêm nhãn cầu, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc;
  • Sụt cân bất thường, ăn không biết no hoặc không ăn cũng không thấy đói;
  • Uể oải, đau nhức, tê bì

Hiệu quả của điều trị bệnh giun đũa

Giun đũa chó có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách

Điều trị bệnh giun đũa chó có thể khỏi hoàn toàn nhờ việc kết hợp thuốc cùng phác đồ điều trị phù hợp của bác sĩ. Tuy nhiên nếu để ấu trùng Toxocara di chuyển và trú ngụ trong não quá lâu có thể gây tình trạng tử vong dù các bác sĩ đã cho người bệnh dùng thuốc tẩy giun sán liều cao.

Xem thêm: Sán lá gan

Những ai nên kiểm tra và điều trị sớm bệnh giun đũa chó?

  • Những người thường xuyên vuốt ve hoặc tiếp xúc thân thiết với chó;
  • Trẻ nhỏ từ 3 đến 10 tuổi cần được kiểm tra và điều trị sớm nếu dương tính với ấu trùng Toxocara;
  • Những người không rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc đất cát – nơi chó thường xuyên phóng uế;
  • Người không tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, thường xuyên ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh;
  • Những người sống tại các vùng có điều kiện đất, nước, không khí bị ô nhiễm.

Chẩn đoán nhiễm bệnh giun đũa chó bằng cách nào?

Phương pháp chuẩn đoán chủ yếu là khám lâm sàn và xét nghiệm máu

Như đã chia sẻ ở trên, người bị nhiễm bệnh giun đũa chó không có biểu hiện cụ thể và đồng nhất. Do vậy phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng này chủ yếu là thăm khám lâm sàng dựa trên những dấu hiệu sau khi nang sán phát tán và xét nghiệm máu. 

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ dựa trên những biểu hiện như đau nhức, sốt, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, chứng khó tiêu,… ở người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Mẫu máu của người bị nghi ngờ nhiễm giua đũa chó sẽ được lấy và đem đi xét nghiệm. Mức độ chính xác khá cao.
  • Phương pháp kiểm tra huyết thanh miễn dịch Elisa Test cũng giúp chẩn đoán chính xác bệnh giun đũa chó.

Ngoài các phương pháp trên, để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng này chính xác nhất bác sĩ có thể cho người bệnh kiểm tra da, kiểm tra chức năng gan, khai thác tiền sử bệnh lý,…

Xem thêm:Giun Tóc

Những xét nghiệm cần làm trước khi điều trị bệnh giun đũa chó

Nếu dựa trên việc thăm khám lâm sàng chưa giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh giun đũa chó thì xét nghiệm máu (xét nghiệm tìm kháng thể) sẽ được thực hiện. 

Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ phát hiện được kháng thể có dạng tương ứng với giun trong cơ thể chó. Hoặc dựa trên hiện tượng tăng đột biến bạch cầu eosin để chẩn đoán bệnh. 

Bên cạnh đó, nếu cần thiết bác sĩ có thể cho người nghi ngờ mắc bệnh giua đũa chó được kiểm tra huyết thanh miễn dịch Elisa Test. 

Kỹ thuật viên sẽ đưa máu của người nghi ngờ mắc bệnh và một loại enzyme vào đĩa petri, sau đó quan sát phản ứng enzyme của kháng nguyên và máu người bệnh. Nếu máu người bệnh chứa kháng thể chống lại kháng nguyên thì chúng liên kết với nhau. 

Do đó, nếu người bệnh dương tính với bệnh giun đũa chó thì giấy thử sẽ đổi màu.

Những xét nghiệm theo dõi bệnh giun đũa chó sau điều trị

Việc chẩn đoán người mắc bệnh giua đũa chó đã được điều trị dứt điểm hay chưa cũng nan giải không kém khi chẩn đoán bệnh lý ban đầu. Tuy nhiên, chỉ cần bác sĩ cho người bệnh xét nghiệm máu định kỳ sau điều trị (1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng) kết hợp lịch tái khám cụ thể thì sẽ biết bệnh nhân đã khỏi hẳn hay chưa.

Phương pháp điều trị bệnh giun đũa chó

Phương pháp điều trị bệnh giun đũa chó chủ yếu là sử dụng thuốc đặc trị bệnh giun đũa chó kết hợp với thuốc kháng viêm và thuốc kháng Histamin. Phương pháp điều trị này giúp thuốc thẩm thấu sâu và nhanh chóng hơn vào các vị trí ký sinh trùng Toxocara đang trú ngụ, nhờ vậy rút ngắn đáng kể thời gian điều trị. 

Thời gian hay liệu trình điều trị bệnh ký sinh trùng Toxocara

So với việc điều trị các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng khác thì điều trị dứt điểm được ký sinh trùng Toxocara mất nhiều thời gian hơn. Thêm vào đó, cần phải căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Thông thường, một liệu trình điều trị bệnh giun đũa chó có thể kéo dài từ 15 đến 20 ngày. Nếu người mắc bệnh ở thể nhẹ chỉ cần 1 liệu trình điều trị có thể khỏi hẳn. Nhưng với những bệnh nhân nặng, có thể cần đến 2, 3 liệu trình mới có thể trị dứt điểm. 

Tuy nhiên, thực tế có những người đã được điều trị khỏi hẳn giua đũa chó nhưng do không biết cách giữ gìn, bảo vệ mình vẫn có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng Toxocara. 

Xem thêm:Giun Móc

Những lưu ý khi điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxocara

Trong thời gian điều trị bệnh nhiễm giun đũa chó, bác sĩ kê đơn dùng thuốc đặc trị, bệnh nhân không được uống bia, rượu, cà phê, các chất có cồn, có ga, không hút thuốc lá. Ngoài ra:

  • Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tay chân, cắt móng tay, móng chân, không đi chân trần xuống nền đất cát bẩn.
  • Nên tuân thủ ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn rau sống hay thực phẩm chế biến tái sống;
  • Hạn chế hoặc không tiếp xúc quá gần với chó mèo;
  • Đối với trẻ em mắc giua đũa chó cần được người lớn chú ý vệ sinh và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như trên.

Lợi ích khi điều trị bệnh nhiễm giun đũa chó tại Galant

Galant phòng khám chuẩn đoán và điều trị giun đũa chó uy tín

Galant cung cấp dịch vụ xét nghiệm sán chó, giun đũa chó, sán mèo, giun sán,…tại chỗ. Sau khi cho bệnh nhân xét nghiệm máu, thực hiện thăm khám lâm sàng và có kết luận người bệnh có nhiễm giun đũa chó, bác sĩ của Galan sẽ kê đơn thuốc và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Đồng thời các bác sĩ chuyên khoa của Galant sẽ sử dụng thuốc đặc trị Toxocara hiệu quả cao và an toàn nhất cho từng độ tuổi, từng bệnh nhân, phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng nhiễm bệnh của từng người. 

Từ những chia sẻ ở trên, Galant tin chắc bạn đã biết giua đũa chó là một trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng khá nguy hiểm. Do đó, bạn đừng tỏ ra coi thường nếu cơ thể bạn cũng đang xuất hiện những dấu hiệu của người mắc bệnh giun đũa chó. 

Bạn đừng ngần ngại mà hãy đến ngay phòng khám giua đũa chó uy tín nhất hiện nay – Galant để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và điều trị giun đũa chó trong.

ĐẶT LỊCH

Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác

Sán mèoSán sơ mít  – Sán dâySán lá gan nhỏGiun kimGiun lươnGiun mócGiun tócGiun đũa