Sán Dây

san-day-phong-kham-benh-ky-sinh-trung

Nhiều người lo lắng nếu nhiễm sán dây lợn thì sẽ không bao giờ trị dứt điểm được vì loại ký sinh trùng này có khả năng tái tạo nhanh chóng. Điều này liệu có phải là thật? Trong khuôn khổ bài viết này Galant muốn dành để tổng hợp mọi kiến thức cần thiết về bệnh sán gạo heo. Hiểu đúng về bệnh lý sẽ giúp những ai đang nhiễm bệnh yên tâm điều trị.

Bệnh sán dây lợn là bệnh gì?

Ảnh 1: Sán dây lợn có thân hình dẹt giống sợi dây, màu đặc trưng hơi vàng hoặc trắng đục (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Sán dây lợn có thân hình dẹt giống sợi dây, màu đặc trưng hơi vàng hoặc trắng đục (Nguồn: Internet)

Sán dây lợn (sán dải lợn, sán gạo heo) có tên khoa học là Taenia Solium, thuộc loại ký sinh trùng Taenia. Sán dải lợn trưởng thành có thân hình dẹt giống sợi dây, màu đặc trưng hơi vàng hoặc trắng đục, có chiều dài từ 4 đến 8m gồm khoảng 900 đốt sán.

Sán dải heo có cấu tạo gồm 3 phần chính:

  • Phần đầu: có hình cầu nhìn giống đầu của đinh ghim, kích thước chỉ chiếm 1 – 2 mm nhưng có đến 4 giác bám giúp sán ký sinh trùng vững chắc và hút chất dinh dưỡng từ bộ phận chúng ký sinh;
  • Phần cổ: là vị trí chỉ dài khoảng 5mm, không có ranh giới rõ ràng với phần đầu và chịu trách nhiệm sản sinh ra đốt sán non.
  • Phần thân: được phát triển ra từ phần cổ của sán gồm các đốt sán già và non. 

Bên trong đốt sán có cả tinh hoàn và buồng trứng, trứng sán nằm trong các đốt sán già. Đốt sán già sẽ rụng từng đoạn từ 5 đến 6 đốt theo phân thải ra môi trường. Mỗi đốt chứa từ 50 ngàn đến 80 ngàn trứng. Trứng sán gạo heo có hình cầu, màu nâu sẫm, vỏ rất dày, nhân có 6 vết móc và kích thước khoảng 20 đến 50 micromet. 

Chính vì có cấu tạo đặc biệt như vậy nên nếu người nhiễm sán dải lợn mà không được điều trị đúng cách thì cả đời sẽ phải sống chung với sán. Đơn giản bởi nếu chỉ loại bỏ được các đốt sán nhưng không triệt tiêu được phần đầu và phần cổ thì sán lại tiếp tục được “tái sinh” chỉ trong 1 thời gian ngắn sau điều trị.

Bệnh sán dải lợn lây truyền như thế nào?

Bệnh sán dải lợn chia thành 2 loại: Bệnh lây do sán dải lợn trưởng thành và bệnh lây do ấu trùng sán dải lợn. Cụ thể:

Bệnh lây do sán dải lợn trưởng thành

Do người vô tình ăn phải ấu trùng sán dải lợn còn sống có trong thịt “heo gạo”. Ấu trùng sẽ nở thành sán dải và trưởng thành từng ngày khi ký sinh trùng trong ruột. 

Bệnh lây do ấu trùng sán dải lợn

Do người ăn phải trứng của sán dải lợn, trứng sẽ nở thành ấu trùng sau khi vào ruột và dạ dày. Ấu trùng sán dải chui qua thành ống tiêu hóa xâm nhập vào mạch máu, sau đó di chuyển đến mọi bộ phận trên cơ thể, chủ yếu là não, mắt, cơ vân,… và ký sinh trùng tạo thành u nang ở đó. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán dây lợn

Dấu hiệu nhận biết sán dải lợn phụ thuộc vào bệnh lý người bệnh nhiễm phải là do sán dải trưởng thành gây ra hay do ấu trùng sán dải gây ra. Cụ thể:

Triệu chứng người bệnh nhiễm sán dải trưởng thành

Ảnh 3: Nhiễm sán dây không xuất hiện triệu chứng rõ rệt, một số bị đau bụng, chủ yếu là có đốt sán theo phân thải (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Nhiễm sán dây không xuất hiện triệu chứng rõ rệt, một số bị đau bụng, chủ yếu là có đốt sán theo phân thải (Nguồn: Internet)

Bệnh nhân bị nhiễm sán dải trưởng thành thường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Chỉ một vài người xuất hiện triệu chứng như: 

  • Đau tức vùng thượng vị giống như đau dạ dày, đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hóa thể nhẹ kèm theo suy nhược thần kinh.
  • Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là người bệnh nhìn thấy đốt sán rụng ra theo phân thải hoặc trong lúc ngủ, lúc tắm. Hình dạng đốt sán mỏng, dẹt, có màu trắng đục hoặc trắng ngà, đầu sán bằng phẳng.

Triệu chứng của người bệnh nhiễm ấu trùng sán dải

Ảnh 4: Ấu trùng sán ký sinh trong não gây đau đầu dữ dội, có thể nói ngọng, bị liệt hoặc đột tử (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Ấu trùng sán ký sinh trong não gây đau đầu dữ dội, có thể nói ngọng, bị liệt hoặc đột tử (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dải phụ thuộc vào số lượng nang sán và vị trí mà ấu trùng đang ký sinh. Cụ thể:

  • Ấu trùng sán dải tại cơ vân:
  • Nhìn thấy các u nang bên dưới da, kích thước khoảng 0.5 đến 2cm, không ngứa, di động, thi thoảng gây triệu chứng giật cơ;
  • Nang sán thường ở bắp tay, chân, cơ lưng, ngực và cơ liên sườn.
  • Ấu trùng sán dải tại não: Tùy thuộc vào vị trí ấu trùng ký sinh trong não sẽ có những triệu chứng khác nhau như: Nói ngọng, liệt, động kinh, đau đầu dữ dội hoặc rối loạn ý thức, có thể bị đột tử.
  • Ấu trùng sán dải tại cơ tim: Tiếng tim thay đổi, tim đập nhanh, thậm chí người bệnh còn bị khó thở hoặc ngất xỉu. 
  • Ấu trùng sán dải tại mắt: Ấu trùng sán dải có thể ký sinh trong kết mạc, hốc mắt, mí mắt khiến người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như: chảy nước mắt liên tục, giảm thị lực, tăng nhãn áp, chèn ép sau nhãn cầu, bị mù, song thị.

Hiệu quả của việc điều trị sán dải lợn

Bệnh nhân bị nhiễm sán dải lợn trưởng thành và ấu trùng sán dải lợn đều có thể được điều trị tận gốc bằng thuốc đặc trị, liều lượng tùy theo số cân nặng và thể trạng của từng người. 

Để điều trị triệt để sán dải lợn cần phác đồ phù hợp với từng người, từng vị trí mà ấu trùng sán dải ký sinh. Đồng thời cũng cần thời gian và sự phối hợp của các bác sĩ và bệnh nhân.

Những đối tượng nào nên được kiểm tra và điều trị sán dây lợn?

Ảnh 6: Những người có hay ăn tiết canh, nem chạo, nem thính, nem chua,...nên kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt (Nguồn: Internet)
Ảnh 6: Những người có hay ăn tiết canh, nem chạo, nem thính, nem chua,…nên kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt (Nguồn: Internet)

Những đối tượng dưới đây nên được kiểm tra và điều trị sán dải lợn càng sớm càng tốt:

  • Những người thường có thói quen ăn thịt lợn tái hoặc chưa được đun nấu chín kỹ;
  • Những người có hay ăn tiết canh, nem chạo, nem thính, nem chua,…
  • Những người sống gần hoặc nuôi lợn thả rông;
  • Những người uống nước lã, ăn rau sống thường xuyên.

Chẩn đoán nhiễm sán dây lợn bằng cách nào?

Chẩn đoán người nhiễm sán dải lợn trưởng thành bằng cách: 

  • Thăm khám lâm sàng;
  • Xét nghiệm phân tìm đốt sán và ấu trùng sán dải;
  • Xét nghiệm bằng phương pháp Elisa Test;

Chẩn đoán người nhiễm ấu trùng sán dải lợn bằng cách:

  • Sinh thiết nang da tìm ấu trùng sán;
  • Chụp CT não hoặc cộng hưởng từ MRI để tìm ấu trùng sán trong não;
  • Soi đáy mắt để tìm ấu trùng sán dải lợn đang ký sinh trong mắt;
  • Xét nghiệm máu xem lượng bạch cầu ái toan có tăng;
  • Xét nghiệm tìm kháng thể của ấu trùng sán dải trong huyết thanh của người bệnh;

Những xét nghiệm nào cần làm trước khi điều trị sán dây lợn?

Trước khi tiến hành điều trị sán dải lợn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra y tế bao gồm:

  • Xét nghiệm phân;
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm hình ảnh bằng cách chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp X – quang, soi đáy mắt,…

Những xét nghiệm cần làm sau thời gian điều trị sán dải lợn

Sau thời gian và liệu trình điều trị sán dải lợn, người bệnh sẽ được cho xét nghiệm máu để xem lượng bạch cầu ưa axit đã trở về mức bình thường hay chưa. Cần thiết bác sĩ sẽ cho xét nghiệm hình ảnh tại não, mắt, tim, cơ vân,…để chắc chắn đã loại bỏ hết các nang sán tại các vị trí chúng ký sinh trước đó.

Phương pháp điều trị sán dây lợn hiệu quả

Ảnh 8: Điều trị bằng việc dùng thuốc đặc trị hoàn toàn có thể trị bệnh tận gốc (Nguồn: Internet)
Ảnh 8: Điều trị bằng việc dùng thuốc đặc trị hoàn toàn có thể trị bệnh tận gốc (Nguồn: Internet)

Điều trị nhiễm sán dải lợn trưởng thành:

  •  Dùng thuốc Praziquantel (15 – 20mg/kg), uống sau khi ăn 1h 1 liều duy nhất;
  • Hoặc có thể dùng Niclosamide (2g), 2 giờ tiếp theo uống thuốc tẩy Magie Sunfat (30g), uống thêm nhiều nước (2 – 3l).

Điều trị nhiễm ấu trùng sán dải :

  • Dùng thuốc Praziquantel (15 – 20mg/kg/lần), ngày uống 2 lần, uống 10 ngày liên tiếp. Thực hiện liên tiếp 2 – 3 liệu trình. Mỗi liệu trình cách nhau 10 – 20 ngày.
  • Hoặc có thể dùng Albendazole (7,5mg/kg/lần), liệu trình giống như trên nhưng thời gian dùng thuốc phải 30 ngày liên tiếp.
  • Đối với trẻ em điều trị sán dải lợn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng thuốc Niclosamide. 
  • Một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sán dải lợn.

Thời gian và liệu trình điều trị sán dây lợn

Thời gian và liệu trình điều trị sán dây lợn đã được chia sẻ bên trên. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm sán dải lợn hay ấu trùng sán gạo heo không nên cảm thấy sốt ruột. Vì thời gian và liệu trình điều trị có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng từng người.

Những lưu ý khi điều trị sán dải lợn

Ảnh 9: Cần loại bỏ thịt lợn gạo ngay nếu không muốn bị nhiễm ký sinh trùng sán dây (Nguồn: Internet)
Ảnh 9: Cần loại bỏ thịt lợn gạo ngay nếu không muốn bị nhiễm ký sinh trùng sán dây (Nguồn: Internet)
  • Dùng nguồn nước sạch, không uống nước lã, nấu chín kỹ thức ăn, nhất là thịt lợn.
  • Nếu phát hiện lợn gạo, nên loại bỏ ngay;
  • Từ bỏ thói quen ăn tiết canh, nem chua, nem thính và thịt lợn tái.
  • Nếu ăn rau sống cần phải ngâm rau trong dung dịch axit axetic 6% ít nhất 5 – 10 phút. 

Lợi ích điều trị nhiễm sán dây lợn tại Galant

Điều trị nhiễm sán dây nói chung không phải quá khó đối với một phòng khám ký sinh trùng giàu kinh nghiệm và có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi như Galant. Tuy nhiên, để điều trị được tận gốc sản dải, người bệnh cần chú ý những điều trên kết hợp với liệu trình và thời gian dùng thuốc do bác sĩ Galant khuyến cáo. 

Đến với Galant bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám cẩn thận kết hợp thực hiện xét nghiệm phân, xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chính xác bệnh lý. Từ đó, bác sĩ của Galant sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất với từng người.

Tựu chung lại, nếu bạn đang nghi ngờ và có một số triệu chứng của bệnh sán dây, đừng quên liên hệ đến số hotline của Galant để được tư vấn. Đồng thời hãy đến ngay phòng khám ký sinh trùng Galant để được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất. Facebook

Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác

Sán chóSán mèoSán sơ mít   – Sán lá gan nhỏGiun kimGiun lươnGiun mócGiun tócGiun đũa

Trân trọng!