Sán Lá Gan

Khám và Điều trị Sán Lá Gan tại phòng khám Ký sinh trùng - Đa Khoa Galant

Sán lá gan (SLG) được cho là không phải bệnh lý đáng lo ngại vì không gây tử vong cho ký chủ. Thế nhưng đây lại là mối hiểm họa khó lường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến bệnh nhiễm ký sinh trùng này thì đừng bỏ qua những kiến thức hết sức hữu ích trong bài viết này của Galant nhé!

Bệnh sán lá gan là bệnh gì?

xét nghiệm sán lá gan

Sán lá gan được chia thành 2 loại chính là: SLG nhỏ (có 3 loại: Opisthorchis viverrini; Clonorchis sinensis; Opisthorchis felineus) và SLG lớn (có 2 loại: Fasciola gigantica; Fasciola hepatica). Theo đó, bệnh lý cũng sẽ được chia thành bệnh SLG nhỏ và bệnh SLG lớn.

Trứng SLG tồn tại trong môi trường bên ngoài rất kém vì lớp vỏ trứng mỏng. Trứng sán nếu muốn phát triển trở thành ấu trùng sán thì cần phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước. Trứng SLG ở trên cạn không thể phát triển và cũng rất dễ hỏng.

Xem thêm: Giun lươn

Bệnh sán lá gan lây truyền như thế nào?

vòng đời sán lá gan

Người nhiễm bệnh SLG nhỏ

Vật chủ chính truyền bệnh SLG nhỏ là một số động vật như chuột, rái cá, hổ, chó, mèo,…Trong đó vật chủ trung gian thứ nhất truyền bệnh là các loài ốc melania, bithynia còn vật chủ trung gian thứ hai truyền bệnh là cá nước ngọt.

Theo đó, những người bị nhiễm SLG nhỏ là do ăn ốc, cá nhiễm bệnh hoặc có ấu trùng không được nấu chín kỹ. Ấu trùng sán sẽ từ dạ dày xuống tá tràng và theo đường mật tiến đến gan, phát triển thành sán trưởng thành ký sinh trùng tại gan và gây bệnh.

Người nhiễm bệnh SLG lớn

Vật chủ truyền bệnh SLG lớn chính là các động vật ăn cỏ như bò, trâu, vật chủ trung gian là ốc họ lymnaea, con người là vật chủ ngẫu nhiên.

Người bị nhiễm bệnh SLG lớn là do ăn phải các loại rau mọc hoặc được trồng ở dưới nước như: rau cải xoong, rau cần, rau rút, rau ngổ,…hoặc uống nước không đun sôi có chứa ấu trùng sán.

>>> Tìm hiểu thêm về sán chó

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán lá gan

Dấu hiệu nhận biết sán lá gan

Biểu hiện của người bị nhiễm SLG nhỏ

Sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật nên khi người nhiễm bệnh sẽ có một số biểu hiện như:

  • Đau tức vùng hạ sườn phải;
  • Kém ăn, rối loạn tiêu hóa, bụng óc ách khó chịu;
  • Một số người có biểu hiện vàng da, sạm da, có dấu hiệu xơ gan hoặc gan to tùy vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh;

Nếu tình trạng nhiễm ký sinh sán nhỏ có thể gây ung thư đường mật, chảy máu đường mật, xơ gan mật, viêm đường mật,…Đây chính là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bản thân người bệnh không lường trước được.

Biểu hiện của người bị nhiễm SLG lớn

Sán lá gan lớn ký sinh trong gan nên khi người nhiễm bệnh sẽ có một số biểu hiện như:

  • Bắt đầu đau từ vùng hạ sườn phải lan dần về phía sau. Hoặc đau vùng mũi ức và thượng vị. Có thể đau âm ỉ hoặc có lúc dữ dội, lúc lại không đau.
  • Người bệnh cảm thấy tức bụng, đầy hơi, khó tiêu, đôi khi có kèm sốt, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mẩn ngứa,…
  • Cũng có một số trường hợp sán lớn lạc chỗ ký sinh dưới da ngực hoặc phổi. 

Trong trường hợp sán lớn còn gây áp xe gan, người bệnh sẽ bị đau dữ dội vùng hạ sườn phải kèm sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ có thể gây tràn dịch màng phổi, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu sán lớn còn có thể gây ra tình trạng hoại tử gan, bắt buộc phải cắt bỏ một phần gan nếu người bệnh muốn tiếp tục sống.

Xem thêm: Sán Xơ Mít

Đây chính là lý do vì sao Galant khẳng định sán lá gan chính là mối nguy hại gây nhiêu biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, chỉ cần có một số biểu hiện, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay.

Hiệu quả của việc điều trị sán lá gan

Điều trị sán lá gan không khó

Điều trị bệnh lý SLG không khó. Chỉ cần người bệnh dùng thuốc đặc hiệu đủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ kèm theo bồi dưỡng nâng thể trạng sẽ khỏi.

Tuy nhiên một số trường hợp như: người đang mắc bệnh lý cấp tính, phụ nữ mang thai, suy thận, suy gan nặng, dị ứng thuốc đặc hiệu trị sán,…không được phép điều trị SLG.

Những đối tượng nào nên kiểm tra và điều trị sán SLG sớm?

Nhiễm sán lá gan thường ảnh hưởng nhiều đến nữ giới hơn là nam. Và một số đối tượng dưới đây nên khẩn trương kiểm tra và điều trị SLG sớm nếu dương tính:

  • Những người đã có thời gian ăn sống các loại cá nước ngọt sống ở các vùng đang có bệnh;
  • Những người đi du lịch nhiều nơi và từng ăn sống cá nước ngọt, ốc nhiễm bệnh chưa được hấp chín.;
  • Những người sống ở các vùng ven sông hoặc ăn các loại rau trồng dưới nước, chưa được nấu chín kỹ.
Chuẩn đoán ký sinh trùng sán chó

Chẩn đoán nhiễm sán lá gan bằng cách nào?

Với những người có biểu hiện lâm sàng nhiễm sán nhỏ thì chẩn đoán bệnh lý thông qua việc xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm dịch tá tràng tìm trứng sán.

Còn với những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm sán lớn, các bác sĩ có thể cho người bệnh:

  • Kiểm tra phân để tìm trứng sán;
  • Siêu âm gan để kiểm tra mức độ giãn nở của các ống dẫn mật;
  • Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA TEST tìm kháng thể kháng sán lớn trong huyết thanh của người bệnh;

Những xét nghiệm cần thực hiện trước khi điều trị SLG

Như đã chia sẻ ở trên, với những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm SLG chỉ cần lấy mẫu phân mang đi xét nghiệm tìm trứng sán. Hoặc xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa Test tìm kháng thể kháng sán trong huyết thanh của bệnh nhân.

Xem thêm: Giun đũa

Chỉ cần như vậy là bác sĩ chẩn đoán chính xác được người đó đang mắc sán nhỏ hay sán lớn. Bên cạnh đó, để xác định chính xác vị trí nếu có sán ký sinh lạc chỗ, một số xét nghiệm bằng hình ảnh như chụp MRI, chụp CT,…sẽ được bác sĩ áp dụng.
Những xét nghiệm cần thực hiện sau điều trị SLG

Soi phân kiểm tra tình trạng tái phát

Sau một thời gian điều trị sán, bệnh nhân chỉ cần xét nghiệm phân là sẽ biết có đang bị tái phát hoặc bệnh lý nhiễm sán chưa được điều trị dứt điểm hay không.

Bên cạnh đó, để chắc chắn, 3 – 6 tháng sau điều trị bác sĩ, bệnh nhân cần được xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số ái toan trong máu đã trở về trạng thái bình thường hay chưa.
Kết hợp siêu âm gan để xem kích thước vị trí tổn thương do sán ký sinh đã giảm chưa. Kiểm tra dịch mật để chắc chắn không còn ấu trùng SLG.

Phương pháp điều trị sán lá gan hiệu quả

Bệnh sán lá gan thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý như: viêm đường mật do sỏi, viêm gan do virus, ung thư gan,…Vì vậy người bệnh cần đi khám bác sĩ, xét nghiệm kỹ càng để chắc chắn bệnh lý và có hướng điều trị phù hợp.

Khi đã chắc chắn người bệnh mắc SLG, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các loai thuốc đặc hiệu và sẽ can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết. Một số loại thuốc được dùng điều trị SLG là:

  • Thuốc triclabendazole dùng đặc trị sán lá gan;
  • Thuốc Corticosteroid ngắn hạn được dùng trong giai đoạn cấp tính nếu bệnh lý nhiễm SLG nghiêm trọng;
  • Kèm theo phẫu thuật cắt bỏ một phần gan đã hoại tử do sán hoặc các biến chứng như viêm đường mật.

Thời gian điều trị và theo dõi người bệnh tại bệnh viện/phòng khám có thể là khoảng 3 ngày kể từ thời điểm dùng thuốc. Trong trường hợp người bệnh phải phẫu thuật thì thời gian theo dõi sau điều trị SLG có thể tăng đến 1 tuần hoặc 10 ngày.

Một số người bệnh nhiễm SLG ở thể nặng điều trị 1 liệu trình không khỏi dứt điểm thì phải sử dụng thuốc triclabendazole đặc trị tăng cường trong liệu trình thứ 2 với 20mg/kg cân nặng, cách nhau từ 12 đến 24h uống 2 lần. Bệnh nhân sẽ được cho thăm khám lại sau 3 đến 6 tháng.

Những lưu ý khi điều trị SLG

Không ăn thực phẩm chưa nấu chín

Trong và sau quá trình điều trị SLG, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Không ăn gan sống từ dê, cừu hay các loại gia súc;
  • Không ăn gỏi cá, các loại cá nước ngọt sống, ốc sống chưa được xào nấu chín kỹ;
  • Không uống nước lã; thực hiện uống sôi, ăn chín, vệ sinh cá nhân cẩn thận;
  • Tẩy giun sán định kỳ 1 năm 2 lần;

Lợi ích của việc điều trị sán lá gan tại phòng khám ký sinh trùng Galant

Phòng khám bệnh ký sinh trùng Galant là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia sức khỏe và đội ngũ điều dưỡng viên giỏi nghề, giàu kinh nghiệm. Với nhiều năm làm việc với các bệnh liên quan đến ký sinh trùng, hơn ai hết Galant biết mối nguy hiểm và thấu hiểu nỗi lo nếu người bệnh không may bị nhiễm sán lá gan.

Chính vì vậy, mỗi khi thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra SLG đội ngũ bác sĩ của Galant luôn đặc biệt chú trọng bởi SLG rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, nếu không chẩn đoán chính xác ngay từ đầu, việc điều trị sẽ rất mất thời gian.

Do đó, quý vị nếu đang nghi ngờ bản thân mắc sán lá gan, đừng ngần ngại đến với phòng khám Galant nhé! Quý vị sẽ được tư vấn, thực hiện xét nghiệm cần thiết và điều trị SLG trong thời gian sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm dẫn đến phải phẫu thuật cắt bỏ gan.Facebook

Trân trọng!

Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác

Sán chóSán mèoSán sơ mít  – Sán dâyGiun kimGiun lươnGiun mócGiun tócGiun đũa