Sán Mèo

Khám và Điều trị Sán Mèo tại phòng khám Ký sinh trùng - Đa Khoa Galant

Bệnh sán mèo xuất hiện ở tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước cực kỳ phát triển như Pháp, Đức hay Hoa Kỳ, con số ước tính lên đến 30% dân số thế giới đã bị nhiễm. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm? Thời gian điều trị là bao lâu? Phương pháp điều trị có phức tạp? Chi phí chữa trị cần bao nhiêu? Trong bài viết này, Galant sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giả về bệnh sán mèo. Mời tham khảo!

Bệnh sán mèo là bệnh gì?

Bệnh sán mèo được xếp vào chủng loại bệnh nhiễm ký sinh trùng lây từ vật nuôi sang người – cụ thể là từ mèo sang người. Một loại giun tròn được phát hiện ký sinh trong ruột mèo mang tên Toxocara cati, thuộc chủng ký sinh trùng sán dây mang tên Echinococcus. Bệnh lý này còn được biết đến với tên gọi là bệnh sán mèo.

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh sán mèo dù bạn đáng sinh sống ở các nước đang phát triển hay cực kỳ phát triển. Chẳng hạn như tại Pháp và Đức gần như tất cả mọi người đều đang mắc sán mèo. Hay tại Mỹ có đến hơn 60 triệu người đã nhiễm căn bệnh ký sinh trùng này. 

Bệnh sán mèo lây nhiễm qua đường nào?

Mèo là vật chủ trung gian chính lây ký sinh trùng sán mèo

Một loại giun tròn ký sinh trong ruột mèo Toxocara cati sẽ đẻ trứng trong ruột mèo. Trứng sẽ theo đường phóng uế của mèo phát tán ra môi trường bên ngoài và sau 7 đến 15 ngày trứng của ký sinh trùng này sẽ phát triển thành phôi. 

Trứng của ký sinh trùng Toxocara cati có thể dính vào rau, củ, quả, xuất hiện trong nước bị ô nhiễm, ở trong đất cát bẩn,…Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu còn phát hiện kén hợp tử của ký sinh trùng Toxocara cati có trong các loại thịt tái sống như: thịt cừu, thịt lợn,…

Và nếu nuốt phải trứng này người đó đã nhiễm bệnh sán mèo. Sau khi đi vào cơ thể, trứng giun tròn Toxocara cati sẽ phát triển thành ấu trùng và theo đường máu di chuyển đến các bộ phận như mắt, não, gan, phổi. 

Chúng trú ngụ và tiếp tục phát triển gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng nhiễm bệnh giun đũa chó mèo chứ không nhất thiết chỉ có những người nuôi và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo mới bị. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán mèo là gì?

Dấu hiệu thông thường nhiễm sán mèo là ngứa dưới da

Cũng giống như bệnh lý giun đũa chó, người mắc sán mèo cũng không có dấu hiệu hay triệu chứng bệnh lý nào cụ thể. Mà chỉ đến khi ấu trùng giun di chuyển và phát triển trong cơ thể, một số người mới phát hiện và nghi ngờ bản thân bị nhiễm sán mèo.

Một số ít người bị nhiễm sán mèo có các biểu hiện lâm sàng như:

  • Ho, thở khò khè;
  • Sốt nhẹ khoảng 38 độ C hoặc có thể cao hơn nhưng dai dẳng không dứt;
  • Kèm theo nhức đầu và có cả triệu chứng của đau dạ dày.

Bên cạnh đó với những người bệnh đã bị ký sinh trùng Toxocara cati di chuyển và phát triển trong gan, phổi, não, mắt thì còn xuất hiện các dấu hiệu nhận biết bệnh lý khác như:

  • Da mẩn ngứa, nổi quầng đỏ, dị ứng;
  • Mệt mỏi, uể oải, khó chịu, đau nhức ở các bắp thịt;
  • Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng, giảm cân bất thường dù vẫn ăn uống đủ bữa, đủ dinh dưỡng;
  • Khó thở, thở khò khè, thậm chí bị co giật nhiều đợt;
  • Tầm nhìn bị hạn chế, nhìn có mây hoặc mờ, dấu hiệu thường chỉ xuất hiện ở một mắt;
  • Một mắt rất đau và bị đỏ.

Phụ nữ mang thai nếu không may bị nhiễm sán mèo có thể dẫn đến rất nhiều hệ quả nguy hiểm cho thai nhi. Vì bệnh lý này có thể lây từ mẹ sang con thông qua nhau thai dẫn đến con bị tổn thương mắt bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu hoặc bị sẩy thai. 

Những người bị sán mèo di chuyển và trú ngụ ở vùng não lâu ngày còn có thể bị tử vong nếu số lượng ký sinh trùng Toxocara cati quá nhiều, dùng thuốc đặc trị liều cao cũng không còn tác dụng.

Hiệu quả của việc điều trị nếu nhiễm sán mèo

Nếu bệnh nhân nhiễm sán mèo được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ không dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng do ký sinh trùng Toxocara cati phát triển số lượng lớn trong cơ thể ký chủ. 

Bằng thuốc đặc trị ký sinh trùng kết hợp với việc bổ sung sắt và dùng thêm thuốc để bảo vệ tủy xương, bác sĩ không chỉ trị dứt điểm bệnh sán mèo cho người bệnh mà còn đảm được sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị.

Xem thêm:Giun Kim

Những ai nên được kiểm soát và điều trị sớm bệnh sán mèo?

  • Trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc thân thiết với mèo chính là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm sán mèo
Người tiếp xúc với mèo thường xuyên có nguy cơ nhiễm cao

Vì trẻ em thường lăn lê chơi đùa với đất cát – nơi có nhiều trứng ký sinh trùng Toxocara cati do mèo phóng uế ra đất nhất. Còn người tiếp xúc với chó mèo mà không rửa tay chân sạch sẽ trước khi cầm nắm thức ăn. 

Chính vì vậy, những đối tượng này luôn nằm trong danh sách những người đầu tiên nên được kiểm tra thường xuyên xem có dương tính với bệnh sán mèo hay không và có hướng điều trị sớm nhất.

Bên cạnh đó những người không chịu ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không chịu đun nước sôi kỹ trước khi uống, thường xuyên ăn rau sống, thức ăn tái sống, ốc hấp tái,… cũng cần thường xuyên thăm khám định kỳ để chẩn đoán có nhiễm sán mèo hay không.

Chẩn đoán nhiễm sán mèo bằng cách nào?

Xét nghiệm máu là phương pháp xác định nhiễm sán mèo chính xác

Để chẩn đoán một người có đang nhiễm sán mèo hay không việc lấy mẫu vật phẩm sinh thiết hay mẫu mô để tìm kiếm ấu trùng Toxocara cati có phần khó khăn và không cần thiết. Chủ yếu bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cho người bệnh xét nghiệm máu. 

Xem thêm: Giun Lươn

Những xét nghiệm cần làm trước khi điều trị sán mèo

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ để bệnh nhân cung cấp mẫu máu để xét nghiệm. Nếu dương tính với ký sinh trùng Toxocara thì tức là người đó đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp xét nghiệm âm tính nhưng thực tế người bệnh đã nhiễm ký sinh trùng Toxocara.

Do đó, ngoài xét nghiệm máu nếu nghi ngờ ký sinh trùng di chuyển đến vùng não, phổi, gan, ruột,…của người bệnh, bác sĩ có thể cho chụp CT, cộng hưởng từ, nội soi,…hoặc lấy dịch màng phổi để kiểm tra trong dịch có phát hiện ấu trùng Toxocara cati hay không.

Những xét nghiệm nào cần làm sau điều trị sán mèo?

Sau quá trình điều trị sán mèo, người bệnh sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm máu nhiều lần, định kỳ 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng để kiểm tra dấu hiệu của bệnh lý. 

Tuy nhiên, không ai chắc chắn bản thân đã từng điều trị khỏi hẳn sán mèo thì sẽ không tái phát. Do đó nếu thường xuyên tiếp xúc với chó mèo hoặc có nuôi động vật này thì định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh. 

Phương pháp điều trị bệnh sán mèo

Điều trị sán mèo bằng thuốc đặc trị

Nếu người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào thì việc điều trị không cần thiết. 

Tuy nhiên nếu số lượng ký sinh trùng nhiều, thuốc đặc trị ký sinh trùng sẽ được sử dụng để triệt tiêu ấu trùng Toxocara cati. Kết hợp với anthelmintics để giảm viêm nếu nhiễm trùng nặng. Và nếu ký sinh trùng ở mắt, bác sĩ sẽ kế steroid để giảm viêm mắt. Hoặc có thể can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết.

Xem thêm:Bệnh Giun Đầu Gai

Thời gian hay liệu trình điều trị nhiễm sán mèo

Thời gian và liệu trình điều trị bệnh nhiễm sán mèo phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bệnh lý của từng người. Có bệnh nhân khỏi hẳn chỉ sau 7 ngày điều trị chỉ cần dùng thuốc uống tại nhà. Nhưng cũng có những người nhiễm ký sinh trùng nặng hơn thời gian điều trị có thể từ 7 đến 21 ngày hoặc từ 1 đến 2 tháng. 

Những lưu ý khi điều trị nhiễm sán mèo

  • Nếu nhà có nuôi mèo bạn hãy thường xuyên đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra xem mèo có đang nhiễm sán mèo và điều trị sớm.
  • Cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chơi với mèo;
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ;
  • Cần nhớ ăn chín uống sôi, tránh xa các loại đồ đồ ăn tái sống;
  • Không cho trẻ đùa nghịch tại những nơi đất cát chó mèo thường xuyên phóng uế; 
  • Cố gắng không để trẻ tiếp xúc quá thân thiết với mèo;
  • Thời gian uống thuốc điều trị sán mèo nên vào buổi sáng, trước khi ăn;
  • Không quên định kỳ kiểm tra nhiễm sán mèo 3 – 6 tháng/lần.

Lợi ích khi điều trị sán mèo tại Galant

Đội ngũ y bác sĩ giỏi

Đến với Galant, người bệnh sẽ được các chuyên gia đầu ngành và nhiều bác sĩ giỏi thăm khám cẩn thận. Cùng với đó chúng tôi chỉ thực hiện những xét nghiệm y tế cần thiết khi kiểm tra tình trạng nhiễm giun đũa chó mèo. Đặc biệt các xét nghiệm y tế tại Galant cho kết quả chẩn đoán chính xác đến 100% với chi phí tối ưu nhất cho người bệnh. 

Sau thời gian điều trị, bác sĩ của Galan sẽ ghi chú lịch tái khám cho từng bệnh nhân cụ thể nhất. Trong mỗi lần tái khám, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị mắc lại giun đũa chó mèo hay không. 

Galant cam đoan bệnh nhân được trị dứt điểm ký sinh trùng Toxocara trong thời gian ngắn nhất. 

Nếu có bất cứ yêu cầu cần tư vấn nào về sán mèo, sán chó, sán lợn,… quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline của Galant để được hỗ trợ nhanh nhất.

ĐẶT LỊCH

Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác

Sán chóSán sơ mít  – Sán dâySán lá gan nhỏGiun kimGiun lươnGiun mócGiun tócGiun đũa

Thân chào!