Cách trị sán chó dứt điểm như thế nào và phòng ngừa ra sao?

Cách trị sán chó dứt điểm như thế nào và phòng ngừa ra sao?

Sán chó khi bị lây nhiễm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến với sức khỏe. Nguy hiểm có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể. Chính vì vậy, cách phòng ngừa và điều trị sán chó dứt điểm là thông tin nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy cách trị sán chó ra sao? Phòng ngừa lây nhiễm sán chó như thế nào?

Nguyên nhân lây nhiễm sán chó ở người

Sán chó ký sinh trong cơ thể chó, mèo. Chúng ký sinh tại ruột non của chó. Khi sán già hoặc mang trứng, sán sẽ bò ra khỏi cơ thể chó thông qua hậu môn hoặc chất thải. Chó liếm hậu môn sẽ tiếp xúc với sán hoặc ấu trùng sán. Theo đó, con người chơi đùa cùng với chó mèo sẽ vô tình bị lây nhiễm sán.

Ngoài ra, sán chó còn có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường ăn uống. Ấu trùng sán có thể bám vào rau xanh, thịt,… Nếu những thực phẩm này không được nấu chín sẽ không thể loại bỏ hết sự tồn tại của ấu trùng. Thói quen ăn đồ sống chính là điều kiện khiến bạn bị lây nhiễm sán chó.

Nhiễm sán chó do thói quen ăn uống

Sán chó có thể lây nhiễm sang con người. Trong đó, trẻ em từ 3 – 7 tuổi có tỷ lệ nhiễm sán chó cao hơn cả. Chính vì vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh sán chó, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để xét nghiệm kiểm tra. Đảm bảo phát hiện sớm để có cách trị sán chó kịp thời và hiệu quả.

Những ảnh hưởng xấu của sán chó đối với sức khỏe

Sán chó sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phát hiện muộn, sán chó có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí gây ra tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

Những tác động xấu thường gặp khi bị lây nhiễm sán chó dễ thấy như: sụt cân, mệt mỏi, ngứa, nổi mẩn đỏ trên da, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, đầy bụng khó tiêu, sốt,… Các triệu chứng kéo dài dai dẳng và không thể khắc phục triệt để do không tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.

Trẻ nhiễm sán

Sán chó khi tồn tại và phát triển thời gian dài trong cơ thể, đặc biệt là tại các bộ phận như nội tạng, mắt, hệ thần kinh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

  • Đối với nội tạng: Nội tạng bị tổn thương như viêm phổi, viêm gan, gan to,…
  • Đối với mắt: suy giảm thị lực, mất hoàn toàn thị lực 1 bên mắt, viêm củng mạc, viêm nội nhãn,…
  • Đối với hệ thần kinh:  rối loạn cảm giác, yếu cơ, hôn mê, mất khả năng điều hòa vận động,…

Cách trị sán chó hiệu quả, an toàn

Cách trị sán chó dứt điểm và nhanh chóng chính là sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh nhiễm sán nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, người bị nhiễm sán chó sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc Albendazole: Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, thường có trọng lượng 200 – 400mg.  Thuốc sử dụng trong điều trị sán chó với liều lượng khoảng 10 – 20mg/kg. Thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài từ 5 – 21 ngày tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Thuốc có thể nhai hoặc nghiền nhỏ hòa với nước. Albendazole thường không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Thuốc Mebendazole: Thuốc cũng được điều chế ở dạng viên nén, tiện lợi khi sử dụng. Thuốc được sử dụng phổ biến hơn trong trường hợp điều trị bệnh sán cư trú ở nội tạng người.
  • Thuốc Ivermectin: Thuốc này ít được sử dụng hơn bởi có tác dụng nhẹ. Trong trường hợp nhiễm sán chó nặng sẽ không thể điều trị dứt điểm.
Cách trị sán chó hiệu quả và an toàn

Bên cạnh những loại thuốc này, người bệnh còn phải sử dụng kết hợp thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng khác như: Thuốc chống viêm, thuốc giảm ngứa, rối loạn tiêu hóa,… Tuy nhiên, dù sử dụng loại thuốc nào, bệnh nhân cũng đều cần phải tuân thủ hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ. Như vậy, mới đảm bảo loại bỏ hoàn toàn sán chó trong cơ thể.

Cách phòng tránh lây nhiễm sán chó

Bên cạnh cách trị sán chó thì mọi người đừng bỏ qua việc phòng tránh lây nhiễm. Phòng tránh nhiễm bệnh chính là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ bản thân tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do sán chó gây ra. Một số phương pháp phòng tránh lây nhiễm sán chó mọi người nên chú ý gồm:

  • Tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo được nuôi trong nhà
  • Hạn chế tiếp xúc với chó mèo hoặc sau khi tiếp xúc cần vệ sinh thật kỹ tay, chân để tránh ấu trùng sán bám vào da.
  • Xây dựng thói quen ăn chín, uống sôi. Đối với rau sống cần rửa sạch dưới vòi nước, ngâm quả với nước muối để loại bỏ ấu trùng sán chó.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm

Ngoài ra, mọi người nên kiểm tra, xét nghiệm ký sinh trùng định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm sán chó.

Trên đây là tổng hợp cách trị sán chó an toàn và hiệu quả. Nếu bạn nghi ngờ bản thân nhiễm sán chó, hãy đến với Phòng khám Đa khoa Galant để tiến hành xét nghiệm kiểm tra. Đơn vị cung cấp phương pháp xét nghiệm hiện đại cùng bác sĩ giỏi sẽ mang đến kết quả chính xác.

 

Đặt Lịch