Nhiều gia đình có thói quen nuôi chó mèo trong nhà. Tuy nhiên việc tiếp xúc trực tiếp với chó mèo hoặc tiếp xúc với phân của chúng có thể gây nên bệnh sán chó. Bệnh lý này nếu không được điều trị sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Điều may mắn là bệnh sán chó có thể điều trị khỏi nếu sử dụng toa thuốc phù hợp. Vậy toa thuốc trị sán chó bao gồm những gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc? Dưới đây là tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám bệnh ký sinh trùng Galant.
Mục lục bài viết
Bệnh sán chó ở người nguy hiểm như thế nào? Có điều trị được không?
Nguyên nhân gây bệnh sán chó là ký sinh trùng Toxocara có trong phân của chó mèo. Phân của chó thường có trứng sán và những đốt sán. Nếu con người ăn phải trứng sán thì sẽ nhiễm bệnh. Ký sinh trùng Toxocara xâm nhập vào cơ thể người sẽ tồn tại dưới dạng ấu trùng. Chúng di chuyển qua thành ruột và đường máu đến nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Từ đó tạo thành các khối u nhỏ dưới da với biểu hiện là các vết đỏ li ti và gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Mức độ nguy hiểm của bệnh sán chó phụ thuộc vào số lượng ấu trùng sán trong cơ thể và vị trí mà chúng xâm nhập gây tổn thương.
- Nếu ấu trùng sán di chuyển vào nội tạng như gan, phổi sẽ gây ra các biến chứng tương đối nguy hiểm như gây viêm gan, to gan,…
- Trường hợp ấu trùng sán xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương chúng có thể gây viêm màng não, viêm tủy, viêm thần kinh ngoại biên, yếu cơ,…
- Nếu ấu trùng sán chó mèo di chuyển vào mắt sẽ gây suy giảm thị lực, bong võng mạc, viêm màng bồ đào mắt,…dẫn đến mù lòa.
- Sán chó cũng là nguyên nhân gây nên một số biến chứng khác như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa kéo dài, đau đầu,…
Bệnh sán chó có nguy hiểm và có điều trị được hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhiễm ấu trùng và vị trí chúng cư trú. Ở giai đoạn nhẹ với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa thuốc trị sán chó đặc hiệu. Đồng thời hướng dẫn cách ăn uống hợp vệ sinh, không tiếp xúc với chó mèo. Ở giai đoạn nặng hơn khi ấu trùng sán di chuyển vào não gây biến chứng nguy hiểm việc điều trị sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Tham khảo toa thuốc điều trị sán chó ở người
Điều trị bệnh sán chó cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như ăn uống, vệ sinh sạch sẽ. Trong đó quan trọng nhất là phải sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Toa thuốc trị sán chó thường bao gồm các loại thuốc sau:
Thuốc Albendazol
Đây là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị bệnh sán chó ở người. Thuốc được được điều chế dưới dạng viên nén 200mg hoặc 400mg và được sử dụng theo đường uống. Tùy theo triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê liều lượng điều trị là 10 -15mg/kg. Thời gian sử dụng thuốc Albendazol thường là 5, 7, 14 hoặc 21 ngày.
Thuốc Mebendazol
Mebendazol cũng thường được bác sĩ chỉ định trong các toa thuốc trị sán chó với dạng ấu trùng sán di chuyển trong nội tạng. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng để điều trị giun kim, giun móc.
Thuốc Ivermectin
So với 2 loại thuốc ở trên thì thuốc Ivermectin ít được sử dụng trong điều trị sán chó ở người hơn. Bởi lẽ hiệu quả của thuốc này tương đối kém. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh không thể dùng được 2 loại thuốc trên thì Ivermectin vẫn có thể sử dụng để thay thế.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị khác
Cùng với việc sử dụng các loại thuốc điều trị đặc hiệu ở trên, thì việc điều trị triệu chứng bệnh cũng rất quan trọng. Trong quá trình điều trị sán chó ở người, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác để hỗ trợ điều trị triệu chứng như:
- Thuốc giảm rối loạn tiêu hóa
- Thuốc giảm ngứa, dị ứng
- Thuốc giảm ho
- Thuốc kháng viêm với steroid,…
Một số lưu khi khi sử dụng toa thuốc trị sán chó
Sử dụng thuốc điều trị sán chó là việc làm không thể thiếu khi mắc bệnh. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc này:
- Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc và phụ nữ có thai trong 3 tháng không nên sử dụng các thuốc đặc trị sán cho như ở trên.
- Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, nếu sử dụng thuốc trị sán chó thì không nên cho bé bú trong vòng 3 ngày đầu sau khi dùng thuốc.
- Khi dùng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, phẫu thuật,…
- Người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ để có toa thuốc trị sán chó phù hợp với tình trạng bệnh.
- Khi phát hiện chó, mèo nuôi trong nhà có dấu hiệu nhiễm bệnh cần điều trị kịp thời cho chúng để tránh lây lan sang người.
- Người bệnh khi phát hiện thấy các dấu hiệu bị bệnh sán chó như mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp cơ thể, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, da và màu mắt nhợt nhạt, phân có sợi chỉ trắng,…cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.
Lời kết.
Bệnh sán chó không nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng khó lường. Bởi vậy, người bệnh không nên chủ quan và nên đi khám tại các phòng khám, bệnh viện để được tư vấn và kê toa thuốc trị sán chó phù hợp. Hiện nay, phòng khám bệnh ký sinh trùng Galant là địa chỉ khám và điều trị bệnh sán chó uy tín tại TPHCM.