Bệnh Giun Đầu Gai

phong-kham-benh-ky-sinh-trung-giun-dau-gai

Trong các loại bệnh do ký sinh trùng gây nên thì bệnh giun đầu gai là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất. Bởi những triệu chứng của căn bệnh này không quá rõ ràng, lại dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Nếu không nắm được những kiến thức dưới đây sẽ khó có thể nhận ra. 

Bệnh giun đầu gai là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về căn bệnh này, chúng ta cần phải hiểu rõ về tác nhân gây ra bệnh này. Đó chính là loài giun đầu gai, chúng thường sống ở các bướu trong vách bao tử của các loài động vật ăn thịt sống như chó, mèo, chim, chồn… Chiều dài của giun đực thường từ 11-25mm, giun cái dài từ 25-54mm. Thân hình của giun đầu gai hơi cong, bên ngoài là gai cuticule bao phủ. Phần đầu phình to có 4 đến 8 hàng móc. Trứng của loài giun này có hình oval, vỏ lấm tấm, một cực có nút trong suốt. 

Bệnh giun đầu gai là gì? 
Bệnh giun đầu gai là gì?

Khi chúng ta ăn phải cá, lươn, chó, chim… mà không được nấu chín kỹ thì nguy cơ cao sẽ nuốt phải giun đầu gai. Chúng sẽ xâm nhập vào da, gan, não, mắt, phổi… rồi sinh ra giun non. Chúng di chuyển đến đâu sẽ gây viêm, apxe, hoạt tử, xuất huyết đến đó. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện được căn bệnh này lại khá thấp. 

Bệnh lây nhiễm theo đường nào?

  • Phương thức lây nhiễm chính của căn bệnh giun đầu gai là chế độ ăn uống. Đáng chú ý nhất là các loại thực phẩm ăn sống hoặc chưa được nấu chín như cá nước ngọt, đây lại là phong cách ẩm thực nổi bật của Mexico, Nam Mỹ, dạng sashimi của Nhật hay kiểu sum-fak của Thái Lan. Bên cạnh đó, nếu ăn phải lươn, ếch, nhái không được nấu chín kỹ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. 
  • Con đường lây nhiễm thứ là khi bạn du lịch đến những vùng đang có bệnh. Khu vực Đông Nam Á có Thái Lan và Nhật Bản là 2 nước mắc bệnh này nhiều nhất, vùng Mỹ La Tinh có Mexico và Ecuador, ở Úc có Trung Đông. 
  • Cuối cùng là nước uống chưa được nấu chín, uống nước không đảm bảo vệ sinh, có nhiễm ấu trùng. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Vì thời gian phát triển bệnh trong cơ thể người có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm. Chúng sẽ gây ra các biến chứng cho các cơ quan một cách từ từ, chậm rãi. Do đó chúng ta cần phải tìm hiểu về chu kỳ phát triển của loài giun đầu gai này như thế nào?

Tác nhân chủ yếu gây ra bệnh giun đầu gai là ký sinh trùng Gnathostoma. Trong chu kỳ sống loài ký sinh trùng này, vật chủ chính của chúng là chó, mèo, lợn, chồn, thú có túi, raccoon, báo, hổ, sư tử,… 

Giun đầu gai trưởng thành sẽ ký sinh vào khối bướu ở thành dạ dày của vật chủ chính để đẻ trứng, trứng sẽ ra ngoài theo phân. Ở môi trường bên ngoài, trứng gặp nước sẽ nở ra ấu trùng (giai đoạn I). Ấu trùng sẽ chui vào vật chủ trung gian thứ nhất (giai đoạn II) và bị các loài lưỡng cư, cá hay bò sát (vật chủ trung gian thứ 2) ăn phải, đồng thời lúc này ấu trùng phát triển thành giai đoạn III. Nếu người và một số loài động vật khác ăn phải vật chủ trung gian có chứa ấu trùng giai đoạn III thì sẽ nhiễm bệnh giun đầu gai. 

Trong vòng 48 giờ sau khi ăn phải ấu trùng giai đoạn III

Ấu trùng có trong rau sống, thịt cá chưa được nấu chín hoặc khi uống nước, làm việc, bơi lội trong môi trường bị nhiễm ấu trùng thì ấu trùng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào thành dạ dày hoặc ruột non. Điều này làm gây ra triệu chứng tại chỗ và tăng bạch cầu Eosin. Sau đó chúng di chuyển khắp gan, chúng cứ di chuyển như thế từ 3-4 năm. 

Ban đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Nổi mề đay mạn tính;
  • U cục có kích thước không đều nổi lên, có thể di chuyển được;
  • Vùng có u nổi lên bị đau hoặc bị sưng cơ;
  • Ấu trùng ký sinh gây bội nhiễm gây áp xe dưới da. 

Nếu ấu trùng ký sinh trong đường tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng sau:

  • Tạo thành khối u ở bụng nếu chúng đến xoang bụng;
  • Thường xuyên ho, cảm thấy đau ngực, khó thở, ho ra máu nếu ấu trùng phát triển đến phổi;
  • Gây viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột nếu chúng phát triển đến hệ tiêu hóa.
Quá trình phát triển của giun đầu gai trong cơ thể người 
Quá trình phát triển của giun đầu gai trong cơ thể người

Các triệu chứng có thể có khi ấu trùng phát triển đến các cơ quan khác:

  • Gây tiểu ra máu nếu có biến chứng đến hệ tiết niệu;
  • Người nhiễm bệnh sẽ cảm thấy thị lực kém, thường xuyên đau mắt, nghiêm trọng nhất là sợ ánh sáng;
  • Khả năng nghe giảm, thường xuyên bị ù tai. 
  • Nghiêm trọng nhất là khi chúng xâm nhập vào não, chúng sẽ gây bệnh lên hệ thần kinh trung ương làm cho người bệnh bị viêm màng não cấp tính, sưng cơ vùng mang tai làm nhiều người lầm tưởng thành quay bị. 

Hiệu quả việc điều trị?

Hiệu quả của điều trị căn bệnh này phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tất nhiên người chỉ mới phát hiện nhiễm bệnh có cơ hội khỏi bệnh cao hơn người mắc bệnh đã bị giun đầu gai phát triển đến bộ phận gan, mắt,… Ngoài ra, hiệu quả điều trị cũng tùy thuộc vào cơ sở điều trị bệnh mà bạn lựa chọn.

Những ai nên điều trị bệnh?

Nếu kết quả các xét nghiệm chẩn đoán đều cho thấy bạn đã mắc bệnh này thì nên chữa trị ngay lập tức. Việc chữa trị sớm sẽ ít tốn kém hơn, cơ hội chữa khỏi bệnh không tái phát cao hơn, quan trọng là liệu trình chữa trị giai đoạn đầu đơn giản hơn rất nhiều. 

Chẩn đoán nhiễm bệnh bằng cách nào?

Phương pháp chẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh

Cơ sở để phán đoán bệnh:

  • Từng ăn các loại thủy sản tái, ăn sống: đặc biệt là lươn, cá da trơn, cá chim, cá chạch, cá rô;
  • Các loại thịt gà, chó, mèo, ếch không được nấu chín kỹ;
  • Từng du lịch đến các vùng có lưu hành bệnh như Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ La Tinh và đặc biệt là Mexico, Ecuador, Úc và Trung Đông. 

Triệu chứng lâm sàng cũng là cơ sở chẩn đoán bệnh:

  • Cảm thấy suy nhược cơ thể trong thời gian dài, xuất hiện sốt, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi… 
  • Cảm nhận được ký sinh trùng di chuyển qua các bộ phần như da, niêm mạc, phủ tạng… gây ra cảm giác ngứa, viêm, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay… Mỗi khi chúng di chuyển sẽ gây sưng phồng mô mềm, các nốt viêm tế bào di chuyển.

Phương pháp điều trị bệnh

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Nếu mắc bệnh lần đầu hoặc tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc để điều trị:

  • Albendazole là thuốc điều trị bệnh giun đầu gai mang đến hiệu quả cao, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 94%:
  • Người lớn uống 400mg chia thành 1 đến 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục trong 21 ngày;
  • Trẻ em uống 15mg chia thành 1 đến 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục trong 21 ngày. 
  • Ivermectin nếu được dùng ở liều cao sẽ có thể chữa khỏi đến 100%. Chỉ cần dùng Ivermectin trong 2 ngày, liều lượng 0.2mg/kg. 
  • Thuốc Corticosteroid có thể giảm viêm ở thần kinh trung ương khi bệnh giun đầu gai đã lan sang não. 

Thực hiện phẫu thuật để điều trị khi nhìn thấy vùng sưng u có chứa giun dưới da hoặc khi giun đầu gai đã chui vào mắt. Phẫu thuật trong những trường hợp này là biện pháp duy nhất có thể thực hiện để tiêu diệt triệt để. 

Thời gian hay liệu trình điều trị bệnh

Không thể xác định chính xác thời gian điều trị bệnh giun đầu gai. Nếu được điều trị tại phòng khám chuyên khoa uy tín, tuân thủ đúng liệu trình điều trị thì bệnh nhân có thể khỏi bệnh sau 15 đến 21 ngày. 

Những lưu ý khi điều trị

Trong quá trình điều trị cần lưu ý những gì? 
Trong quá trình điều trị cần lưu ý những gì?
  • Chỉ được tham gia điều trị tại các phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng uy tín, như Galant. Bởi những phòng khám chuyên khoa mới có đầy đủ máy móc, thiết bị để hỗ trợ xét nghiệm, theo dõi trong quá trình điều trị. 
  • Trong quá trình điều trị có thể xuất hiện tình trạng ngứa da dị ứng, có thể sử dụng thêm thuốc về dị ứng nhưng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Nên thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: thực hiện ăn chín, uống sôi khi đang điều trị. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín khi đang điều trị. Sau khi chữa khỏi bệnh, nên hạn chế ăn các thực phẩm sống. 
  • Khi chế biến thực phẩm hoặc khi tiếp xúc với vùng nước không đảm bảo vệ sinh, nên mang thêm đồ bảo hộ.
  • Nếu tái phát bệnh thì phải sử dụng phác đồ điều trị. 

Lợi ích khi điều trị tại Galant

Trung tâm khám – điều trị Galant chính là địa chỉ chữa trị bệnh giun đầu gai uy tín nhất. Chúng tôi đã khám, phát hiện nhiều ca bệnh và đã điều trị khỏi hoàn toàn. Quyền lợi của bạn khi đến với Galant:

Đội ngũ bác sĩ giỏi
  • Thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh giun đầu gai hay không. Nếu có, đội ngũ y bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất nhằm ngăn chặn sự phát triển của loài ký sinh nguy hiểm này;
  • Theo dõi trong quá trình điều trị bằng cách xét nghiệm, kiểm tra chuyên môn để kiểm soát sự lây lan của giun;
  • Được đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm kiểm tra thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đây cũng là một giải pháp phối hợp với liệu trình điều trị, đẩy lùi sự xâm nhập của ấu trùng giun ở môi trường bên ngoài;
  • Thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sau khi điều trị để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. 

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh giun đầu gai cũng tương tự như những căn bệnh do ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, bệnh này lại khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng.

Hãy đến Galant – Phòng khám chuyên điều trị giun, sán, bệnh do ký sinh trùng gây ra để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Facebook