Giun Lươn

Khám và Điều trị Giun Lươn tại phòng khám Ký sinh trùng - Đa Khoa Galant

Giới y học khẳng định trong tất cả các loài ký sinh trùng đường tiêu hóa thì giun lươn thuộc loại nguy hiểm bậc nhất. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời chắc chắn nguy cơ tử vong rất cao do biến chứng bệnh lý. Chính vì vậy, Galant muốn dành bài viết này cung cấp tất cả kiến thức y học về bệnh giun lươn để mọi người cùng phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh nhiễm giun lươn là gì?

Ảnh 1: Giun lươn - loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất đối với tính mạng con người (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Giun lươn – loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất đối với tính mạng con người (Nguồn: Internet)

Giun lươn (Strongyloides) cũng chỉ là một loại ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa của con người. Tuy nhiên chúng lại được xếp vào loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất. Vì có đến 80% người nhiễm Strongyloides điều trị sai cách đã bị tử vong do biến chứng bệnh lý nghiêm trọng.

Strongyloides có thân dài, chiều dài khoảng 36mm, có đuôi nhọn, miệng có 2 môi. Loại ký sinh trùng này có thể sống và phát triển mạnh mẽ kể trả khi chúng ký sinh trong ruột người và môi trường bên ngoài. Loại giun này sản sinh ra hàng ngàn trứng mỗi ngày nên tỷ lệ người nhiễm bệnh cũng rất cao.

Trứng của Strongyloides có hình bầu dục, kích thước khoảng 30 – 33mm * 50 – 58mm. Loại ký sinh trùng này ưa chuộng môi trường nóng ẩm nên tại Việt Nam tỷ lệ lây nhiễm rất cao và cũng cao hơn các loại bệnh nhiễm ký sinh trùng khác. Theo thống kê, số người nhiễm loại giun này chiếm từ 1 đến 2% tổng dân số nước ta. 

Bệnh giun lươn lây truyền như thế nào?

Ảnh 2: Do thói quen ăn uống kém lành mạnh, kém vệ sinh khiến con người mắc bệnh ký sinh trùng (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Do thói quen ăn uống kém lành mạnh, kém vệ sinh khiến con người mắc bệnh ký sinh trùng (Nguồn: Internet)

Loại ký sinh trùng này lây nhiễm cho người chủ yếu qua da và niêm mạc. Khi người nào đó đi chân trần trên nền đất cát có ấu trùng giun hoặc có vết thương hở thì ấu trùng Strongyloides sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể.

Xem thêm: Giun Đũa

Một khi ấu trùng của Strongyloides vào được cơ thể người, chúng sẽ di chuyển theo mạch máu đến ký sinh tại một số bộ phận quan trọng như: não, mắt, tim, xuyên qua phổi đến khí quản, tiếp đến là xuống thực quản và cuối cùng là sinh trưởng tại ruột. 

Bên cạnh đó, con người còn nhiễm Strongyloides thông qua:

  • Đường ăn uống khi người ăn rau sống có chứa trứng giun, các món ăn lề đường, thực phẩm không được chế biến sạch sẽ và nấu chín kỹ;
  • Trẻ nhỏ hay chơi đùa trên nền đất cát có chứa trứng giun sau đó không rửa tay mà trực tiếp cầm nắm thức ăn;

Sở dĩ nhiễm giun lươn cực kỳ nguy hiểm là bởi Strongyloides khi đã ký sinh trong cơ thể người, chúng có thể tồn tại rất lâu, tỷ lệ lây nhiễm và tái phát cao hơn các bệnh ký sinh trùng khác. Đặc biệt Strongyloides có thể gây rất nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng con người.

Dấu hiệu nhận biết người nhiễm Strongyloides

Ảnh 3: Nhìn thấy ấu trùng của Strongyloides di chuyển dưới da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Nhìn thấy ấu trùng của Strongyloides di chuyển dưới da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất (Nguồn: Internet)

Nhiễm giun lươn không phải một căn bệnh lạ tại Việt Nam nhưng bệnh lại không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt như bao căn bệnh khác. Có chăng cũng chỉ là một số dấu hiệu dưới đây:

  • Thường xuyên cảm giác đau ở vùng thượng vị;
  • Đi ngoài liên tục mà không phải do ăn phải thức ăn lạ;
  • Sút cân không rõ nguyên nhân dù đã ăn rất nhiều;
  • Đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, có dấu hiệu sốt nhẹ;
  • Dị ứng, ngứa, nổi mề đay do ấu trùng của Strongyloides di chuyển dưới da;
  • Có dấu hiệu thiếu máu nhẹ;
  • Có thể bị lên cơn hen ở những người có tiền sử cơ địa bị dị ứng;
  • Phân thải có mùi tanh hôi;

Đây là triệu chứng thường gặp khi người bệnh đang bị nhiễm ký sinh trùng. Do đó nếu không thăm khám, xét nghiệm cẩn thận sẽ rất dễ bị nhầm lẫn từ nhiễm giun lươn sang bệnh lý khác. Điều này kéo theo phương pháp điều trị sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho người bệnh.

Hiệu quả của việc điều trị Strongyloides

Ảnh 4: Điều trị giun lươn bằng thuốc cần thời gian, phác đồ điều trị phù hợp (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Điều trị giun lươn bằng thuốc cần thời gian, phác đồ điều trị phù hợp (Nguồn: Internet)

Vì bệnh nhiễm Strongyloides không phải một bệnh lý lạ mới xuất hiện ở nước ta nên việc điều trị bệnh này không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sẽ cần một thời gian nhất định, có sự phối hợp của bác sĩ, phác đồ điều trị phù hợp và bệnh nhân.

Xem thêm: Sán Xơ Mít

Và điều mà mọi bệnh nhân nhiễm Strongyloides cần nhớ đó là: Nếu đã được chẩn đoán dương tính với ký sinh trùng Strongyloides thì phải điều trị tận gốc. Vì nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị nửa chừng, loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất này sẽ gây ra những tổn thương không ngờ. 

Trước tiên là cho đường ruột, tá tràng, bao tử, ruột non, đại tràng,…và sau cùng là gây ra nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm như:

  • Sốt nhiễm trùng, nhiễm trùng máu;
  • Cơ thể phù nề;
  • Không hấp thụ được thức ăn, cơ thể gầy yếu;
  • Viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Viêm phổi;
  • Suy thận; 
  • Áp xe não, viêm màng não;
  • Rối loạn tiêu hóa;

Và nguy cơ gây tử vong cao cho người bệnh nếu tình trạng nhiễm Strongyloides và biến chứng đã ở giai đoạn nặng.

Những đối tượng nào nên được kiểm soát và điều trị giun lươn?

Ảnh 5: Trẻ em là những đối tượng đầu tiên cần kiểm soát và điều trị Strongyloides càng sớm càng tốt (Nguồn: Internet)
Ảnh 5: Trẻ em là những đối tượng đầu tiên cần kiểm soát và điều trị Strongyloides càng sớm càng tốt (Nguồn: Internet)
  • Trẻ em là những đối tượng đầu tiên cần kiểm soát và điều trị Strongyloides càng sớm càng tốt. Do thói quen đi chân trần, quờ quạng tay chân ở đất cát có trứng của giun;
  • Những người thường xuyên ăn rau sống, thức ăn tái, sống, ăn các món ăn chế biến sẵn hoặc món ăn lề đường;
  • Những người ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân kém;

Nói chung bất cứ ai cũng đều có khả năng nhiễm bệnh giun lươn từ trẻ đến già, từ phụ nữ đến đàn ông. Do đó, để chắc chắn bản thân không bị nhiễm loại ký sinh trùng nguy hiểm có tiếng này, hãy đến phòng khám ký sinh trùng Galant 1 lần nhé!

Chẩn đoán nhiễm bệnh giun lươn bằng cách nào?

Ảnh 6: Xét nghiệm máu sử dụng phương pháp Elisa Test tìm kháng thể của ấu trùng giun trong huyết thanh bệnh nhân (Nguồn: Internet)
Ảnh 6: Xét nghiệm máu sử dụng phương pháp Elisa Test tìm kháng thể của ấu trùng giun trong huyết thanh bệnh nhân (Nguồn: Internet)

Không hiếm các phương pháp y tế có thể kiểm tra một người có đang bị nhiễm Strongyloides hay không:

  • Xét nghiệm phân để tìm trứng hoặc ấu trùng của Strongyloides. Phương pháp chẩn đoán này cho kết quả chính xác nhất. 
  • Xét nghiệm máu sử dụng phương pháp Elisa Test tìm kháng thể của ấu trùng giun trong huyết thanh bệnh nhân;
  • Xét nghiệm dịch màng phổi, xét nghiệm đờm, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT, MRI, soi đáy mắt để tìm vị trí chính xác ấu trùng Strongyloides đang ký sinh;

Xét nghiệm cần thực hiện trước khi điều trị Strongyloides

Trước khi tiến hành điều trị Strongyloides, bác sĩ cần chắc chắn người bệnh đang bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn. Do đó, để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh sẽ được cho:

  • Xét nghiệm phân bằng các kỹ thuật như Kato Katz, Kato, ly tâm lắng cặn, làm nổi trứng,…Các kỹ thuật này giúp tìm trứng giun, ấu trùng giun, kén hoặc thể khác của giun;
  • Xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa Test áp dụng khi nhiều phương pháp trực tiếp khác không thể dùng và người bệnh mới nhiễm, giun non chưa đẻ trứng, mật độ ký sinh trùng thấp;
  • Ngoài ra, có thể thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác để tìm ấu trùng giun lạc chỗ, tìm vị trí cụ thể mà ấu trùng đang ký sinh như: nội soi, soi đáy mắt, chụp CT, chụp MRI, siêu âm,…

Những xét nghiệm nào cần thực hiện sau điều trị Strongyloides

Ảnh 7: Sau thời gian điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho đi xét nghiệm phân để chắc chắn đã khỏi bệnh (Nguồn: Internet)
Ảnh 7: Sau thời gian điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho đi xét nghiệm phân để chắc chắn đã khỏi bệnh (Nguồn: Internet)

Sau thời gian điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho đi xét nghiệm phân. Chỉ cần trên phân thải không có trứng và ấu trùng giun thì có thể yên tâm bản thân đã khỏi bệnh. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa Test cũng giúp cho kết quả người bệnh đã được điều trị dứt điểm bệnh nhiễm ký sinh trùng này hay chưa.

Phương pháp điều trị bệnh giun lươn hiệu quả

Để điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng này, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc trị giun sán như:  Mebendazole, Albendazole hay Pyrantel Pamoat. Tuy nhiên, liều lượng và cách dùng thuốc đạt hiệu quả trị giun tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Thời gian và liệu trình điều trị bệnh Strongyloides

Galant chỉ có thể trả lời câu hỏi này rằng: Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm ký sinh trùng, sức khỏe và khả năng hấp thụ thuốc của từng bệnh nhân sẽ có thời gian và liệu trình tương ứng. Nhưng chắc chắn điều trị dứt điểm bệnh nhiễm Strongyloides sẽ rất mất thời gian. 

Tuy nhiên, người bệnh hãy yên tâm chỉ cần bệnh ký sinh trùng này chưa tiến đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng thì các bác sĩ của Galant sẽ nỗ lực hết sức để chữa trị.

Những lưu ý khi điều trị Strongyloides

Ảnh 8: Hạn chế ăn rau sống và các món ăn chưa được nấu chín kỹ (Nguồn: Internet)
Ảnh 8: Hạn chế ăn rau sống và các món ăn chưa được nấu chín kỹ (Nguồn: Internet)

Dưới đây là một số chú ý giúp giảm lây nhiễm và tái phát bệnh nhiễm giun lươn trong cộng đồng:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ tay trước khi và sau khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với rác thải, phân thải,…
  • Quản lý, xử lý phân người và phân các loài động vật khoa học, hợp lý, không dùng phân tươi bón rau sống;
  • Tẩy giun sán 6 tháng định kỳ 1 lần;
  • Hạn chế ăn rau sống, các món ăn chưa được nấu chín kỹ;

Lợi ích khi điều trị bệnh giun lươn tại Galant

Ảnh 9: Điều trị giun sán tại phòng khám Galant mọi bệnh nhân đều rất an tâm (Nguồn: Internet)
Ảnh 9: Điều trị giun sán tại phòng khám Galant mọi bệnh nhân đều rất an tâm (Nguồn: Internet)

Không phải ngẫu nhiên Galant hiện đã trở thành phòng khám ký sinh trùng uy tín số 1 tại Hồ Chí Minh. Đến với Galant quý bệnh nhân sẽ:

  • Được thăm khám chuyên khoa nhanh gọn, tiết kiệm thời gian;
  • Được thực hiện các xét nghiệm y tế cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác bệnh lý giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh;
  • Được dùng thuốc đúng liều lượng với thể trạng, đúng liệu trình và thời gian;
  • Được hướng dẫn dùng thuốc chi tiết, được theo dõi sát xao trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị;

Và nếu bạn đang nghi ngờ mình nhiễm giun lươn và không muốn để bản thân rơi vào tình trạng bệnh lý bị biến chứng, hãy bớt chút thời gian ghé đến phòng khám ký sinh trùng Galant trong thời gian sớm nhất nhé! Facebook

Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác

Sán chóSán mèoSán sơ mít  – Sán dâySán lá gan nhỏGiun kimGiun mócGiun tócGiun đũa