Giun Móc

giun-moc-phong-kham-benh-ky-sinh-trung

Giun móc (Giun mỏ) được chứng minh là thủ phạm chính gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính cho bất cứ ai đang bị chúng ký sinh trong cơ thể. Điều đáng nói là nếu tình trạng thiếu máu mãn tính kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, hãy cùng Galant tìm cách đặc trị khẩn cấp bệnh giun mỏ ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh giun móc là bệnh gì?

Ảnh 1: Giun móc/ giun mỏ là thủ phạm chính gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính ở nhiều người bị nhiễm loại ký sinh trùng này (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Giun móc/ giun mỏ là thủ phạm chính gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính ở nhiều người bị nhiễm loại ký sinh trùng này (Nguồn: Internet)

Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở nước ta gây ra bởi giun mỏ (Necator americanus) và giun móc (Ancylostoma duodenale). Cả 2 loại giun này đều thuộc họ Ancylostomatidae ký sinh trong ruột người. 

Nhưng vì 2 loại giun này có đặc điểm dịch tễ, sinh học, cách chẩn đoán, phương pháp điều trị, phòng bệnh gần giống nhau nên được gọi chung là nhiễm bệnh giun móc hoặc bệnh giun mỏ.

Giun mỏ/móc có cơ quan sắc và bao miệng phát triển giúp chúng ngoạm chắc vào niêm mạc ruột của ký chủ để hút máu. Đáng chú ý là trong lúc hút máu loại ký sinh trùng này tiết ra một chất chống đông máu. Điều này khiến cho chỗ giun ngoạm hút máu trước đó liên tục rỉ máu dù chúng đã ký sinh ở chỗ khác. 

Giun mỏ/móc thường ký sinh ở tá tràng, một số trường hợp có thể gặp ở phần đầu và giữa của ruột non. 

Tại vị trí ký sinh, loại giun này có thể hút từ 0.2 đến 0.34ml máu/ngày. Ngoài việc hút máu liên tục, tiết ra chất chống đông máu, loại ký sinh trùng này còn gây ra tình trạng viêm hành tá tràng, tiết ra chất ức chế quá trình sản sinh hồng cầu khiến tình trạng thiếu máu mãn tính trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh giun mỏ lây truyền như thế nào?

Ảnh 2: Người bị nhiễm giun mỏ là do đi chân trần trên nền đất cát có chứa ấu trùng giun mỏ hoặc qua ăn uống kém lành mạnh (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Người bị nhiễm giun mỏ là do đi chân trần trên nền đất cát có chứa ấu trùng giun mỏ hoặc qua ăn uống kém lành mạnh (Nguồn: Internet)

Người chính là vật chủ chính lây nhiễm bệnh giun mỏ. Nhưng bệnh này không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà thông qua việc người nhiễm bệnh đại tiện. 

Nếu nhiễm bệnh và thải phân ra môi trường, phân chứa trứng giun không được xử lý ngay thì trứng giun mỏ sẽ nở thành ấu trùng chỉ sau khoảng 2 ngày trong nền đất ẩm.

Tiếp đến, ấu trùng giun mỏ sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua việc người nào đó đi chân trần trên nền đất cát có ấu trùng giun mỏ hoặc trên tay chân có vết thương hở. Ấu trùng sẽ theo đường máu đến ký sinh tại ruột và phổi. 

Ngoài ra, người nhiễm giun mỏ có thể qua con đường nuốt phải trứng giun mỏ bám trên rau, có lẫn trong nước.

Dấu hiệu nhiễm giun móc như thế nào?

Ảnh 3: Ấu trùng giun mỏ xuyên qua da gây viêm da tại chỗ (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Ấu trùng giun mỏ xuyên qua da gây viêm da tại chỗ (Nguồn: Internet)

Nhiễm bệnh giun mỏ được chia thành 2 dạng là: bệnh do ấu trùng giun ký sinh ở phổi, da gây ra và bệnh do giun mỏ trưởng thành ký sinh trong ruột gây ra. Theo đó, triệu chứng bệnh lý cũng có đôi chút khác biệt:

Triệu chứng bệnh nhiễm trùng do ấu trùng giun mỏ

  • Ấu trùng giun mỏ xuyên qua da thường gây viêm da tại chỗ với biểu hiện: ngứa, xuất hiện nhiều nốt đỏ, mề đay, quầng tịt, rát, sau cùng nổi thành mụn nước;
  • Nếu ấu trùng giun móc ký sinh tại phổi có thể gây tình trạng khó thở, thở khò khè, bệnh nhân đau họng, ho khan, khản tiếng, có khi bị ù tai, nuốt khó như có vật gì chặn ở họng, ngứa mũi và hay chảy nước dãi.

Triệu chứng bệnh nhiễm trùng do giun mỏ trưởng thành hút máu tại ruột

Giun mỏ trưởng thành hút máu tại ruột gây tình trạng viêm ruột với các triệu chứng sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy từng đợt, buồn nôn, có khi táo bón, đau bụng vùng thượng vị, cơn đau tăng lên mỗi khi đói;
  • Biểu hiện thiếu máu tăng lên, cảm giác khó tiêu, chán ăn, người xanh xao, người xanh xao, suy nhược cơ thể, thở nhanh, lạnh các chi.

Nếu tình trạng thiếu máu trầm trọng và bệnh lý biến chuyển xấu có thể gây tử vong trong trường hợp lỵ, phù nề, xuất huyết không ngừng và suy hô hấp.

Đây cũng chính do vì sao khi xét nghiệm dương tính với ký sinh trùng giun mỏ, người bệnh cần được điều trị khẩn cấp. Nhờ vậy mới không dẫn đến những biến chứng bệnh lý nguy hiểm cho người bệnh.

Hiệu quả của việc điều trị giun móc

Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun mỏ có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc nếu người bệnh được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời đúng cách. Mục tiêu điều trị chủ yếu là chữa viêm nhiễm, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm kết hợp cải tạo chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Những đối tượng nào nên được kiểm soát và điều trị bệnh giun mỏ?

Ảnh 5: Trẻ em luôn là đối tượng nhiễm giun mỏ cao cần được kiểm tra và điều trị sớm (Nguồn: Internet)
Ảnh 5: Trẻ em luôn là đối tượng nhiễm giun mỏ cao cần được kiểm tra và điều trị sớm (Nguồn: Internet)

Những đối tượng dưới đây nên kiểm tra giun mỏ và điều trị sớm:

  • Người thường xuyên tiếp xúc chân trần với môi trường đất cát kém vệ sinh có chứa ấu trùng giun sán. Nhất là ở các vùng nông thôn vẫn dùng phân tươi bón cây, bón ruộng;
  • Người hay ăn rau sống, thức ăn tái sống;
  • Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng này chính là trẻ em;
  • Cường độ và tỷ lệ nhiễm giun mỏ ở phụ nữ cao hơn nam giới;
  • Công nhân làm việc trong mỏ, hầm, công nhân trồng tiêu, cà phê, cao su, đóng hạt latex đi chân trần, không có hố vệ sinh trong môi trường làm việc như vậy.

Chẩn đoán nhiễm giun móc bằng cách nào?

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có đang bị nhiễm giun mỏ hoặc ấu trùng giun mỏ, có một số biện pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng các biểu hiện mắc ấu trùng giun mỏ, nhất là xem triệu chứng xuất hiện trên da;
  • Xét nghiệm máu: Nếu người mới nhiễm bệnh sẽ thấy bạch cầu ưa axit tăng lên đồng thời xuất hiện tình trạng thiếu máu; protein toàn phần trong máu bị giảm;
  • Soi phân bằng phương pháp Kato hoặc Kato Katz để tìm trứng giun mỏ trong phân.

Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ ký sinh tại phổi, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xét nghiệm dịch màng phổi và chụp Xquang phổi để tìm vị trí chính xác ấu trùng giun mỏ đang ký sinh.

Xét nghiệm cần làm trước khi điều trị bệnh giun mỏ

Trước khi điều trị bệnh giun móc, người bị nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ được cho xét nghiệm phân để tìm trứng giun trong phân. 

Phân của người nghi ngờ nhiễm bệnh phải được xét nghiệm ngay sau đó vài giờ bởi nếu để quá lâu, trứng giun mỏ nở thành ấu trùng sẽ rất dễ nhầm lẫn với ấu trùng của giun lươn. Từ đó gây ra chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị sai cách.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được cho xét nghiệm máu để xác định tình trạng bệnh lý nghiêm trọng đến mức nào để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cũng có thể bệnh nhân được cho xét nghiệm dịch màng phổi kèm chụp Xquang phổi để tìm vị trí chính xác ấu trùng giun đang ký sinh.

Xét nghiệm cần làm sau khi điều trị bệnh giun mỏ

Để chắc chắn bệnh nhân đã được điều trị giun móc thành công, bác sĩ sẽ cho người bệnh xét nghiệm máu để biết lượng bạch cầu ưa axit đã trở về mức độ vừa phải hay chưa. 

Kết hợp cùng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn sau thời gian điều trị xem người bệnh đã giảm được tình trạng thiếu máu, thiếu protein toàn phần nữa không. 

Phương pháp điều trị giun móc hiệu quả

Ảnh 7: Phương pháp điều trị giun mỏ hiệu quả chủ yếu là dùng các loại thuốc đặc trị giun sán (Nguồn: Internet)
Ảnh 7: Phương pháp điều trị giun mỏ hiệu quả chủ yếu là dùng các loại thuốc đặc trị giun sán (Nguồn: Internet)

Phương pháp điều trị giun mỏ hiệu quả chủ yếu là dùng các loại thuốc đặc trị giun sán như: albendazole (400mg) dùng được cho mọi đối tượng trên 2 tuổi. Hoặc mebendazole (500mg) liều duy nhất. 

Tuy nhiên 2 loại thuốc này chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng đầu, cẩn thận khi dùng cho người suy thận, suy gan. 

Thời gian và liệu trình điều trị bệnh giun móc

Thời gian và liệu trình điều trị tận gốc bệnh giun mỏ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của từng người. Nếu nhiễm nặng, người bệnh dùng albendazole (400mg) hoặc mebendazole (500mg) hoặc Pyrantel pamoate 1 liều 1 ngày, uống liên tiếp 3 ngày. 

Trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thêm thuốc bổ sung chất sắt kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, vitamin, protein trong vòng 3 tháng. 

Những lưu ý khi điều trị bệnh nhiễm giun mỏ

Ảnh 8: Người bệnh cần tuân thủ đúng căn dặn của bác sĩ về liều lượng thuốc, thời gian uống thuốc (Nguồn: Internet)
Ảnh 7: Phương pháp điều trị giun mỏ hiệu quả chủ yếu là dùng các loại thuốc đặc trị giun sán (Nguồn: Internet)

Người bệnh điều trị nhiễm ký sinh trùng giun mỏ cần chú ý những điều sau:

  • Cần tuân thủ đúng căn dặn của bác sĩ về liều lượng thuốc, thời gian uống thuốc, không được tự ý dừng hoặc bỏ thuốc, mua thuốc khác giữa chừng;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn, giàu dinh dưỡng, vitamin, protein ít nhất trong 3 tháng;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là với trẻ em;
  • Hạn chế tối đa việc ăn thức ăn tái sống, ăn rau sống,…
  • Bệnh nhân chú ý thời gian tái khám đúng ngày để theo dõi tình hình tái nhiễm của bệnh lý sau điều trị;

Lợi ích khi điều trị bệnh nhiễm giun móc tại Galant

Điều trị bệnh giun mỏ/ giun móc nói riêng và các bệnh nhiễm ký sinh trùng nói chung tại phòng khám Galant, mọi bệnh nhân đều được hưởng những chế độ thăm khám và chăm sóc người bệnh tốt nhất. Đặc biệt, Galant cung cấp mọi dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

Bên cạnh đó:

  • Với những bệnh nhân mang theo thẻ bảo hiểm, phòng khám Galant sẽ có những ưu đãi giảm chi phí khám chữa bệnh nhất định;
  • Bác sĩ ghi chú thời gian tái khám cụ thể cho từng bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân chú ý những gì trước, trong và sau điều trị;

Tựu chung lại, điều trị giun móc hay bất cứ bệnh nhiễm ký sinh trùng nào tại Galant mọi bệnh nhân đều được trị dứt điểm với thời gian, liệu trình và phác đồ phù hợp nhất.

Do đó, nếu đang nghi ngờ bản thân nhiễm giun móc/nhiễm ký sinh trùng bạn đừng ngần ngại mà hãy ghé đến địa chỉ của phòng khám Galant ngay nhé!

Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác

Sán chóSán mèoSán sơ mít  – Sán dâySán lá gan nhỏGiun kimGiun lươnGiun tócGiun đũa