Không ít người đang phải sống chung với căn bệnh sán xơ mít. Nhưng điều đáng nói là mặc dù họ đã uống thuốc đặc trị ký sinh trùng nhưng vẫn không thể loại trừ tận gốc căn bệnh này. Phải chăng họ đã điều trị sai phương pháp? Vậy dấu hiệu nhận biết, cách trị dứt điểm sán xơ mít là gì? Galant sẽ tiết lộ ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- Sán xơ mít là bệnh lý gì?
- Bệnh sán dây bò lây truyền qua đường nào?
- Dấu hiệu nhận biết bệnh sán xơ mít
- Những đối tượng nào nên được kiểm tra và điều trị sán dải sớm nhất?
- Chẩn đoán nhiễm sán xơ mít bằng cách nào?
- Những xét nghiệm cần làm trước khi điều trị sán xơ mít
- Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị sán dây bò
- Phương pháp điều trị bệnh sán dây bò
- Thời gian và liệu trình điều trị sán dải
- Những lưu ý khi điều trị sán dây bò
- Lợi ích khi điều trị sán xơ mít tại Galant
Sán xơ mít là bệnh lý gì?
Sán xơ mít hay còn được biết đến là bệnh sán dây bò, sán dải, có tên khoa học là Taenia Saginata ký sinh trong ruột người. Đây là loại ký sinh trùng dài nhất và sống dai nhất trong cơ thể ký chủ. Đã từng có những ca phẫu thuật thu được “chiến lợi phẩm” là con sán dải dài đến 12m.
Trong y học cổ truyền sán dây bò được gọi là trùng bạch thốn. Và ở Việt Nam có 2 loại sán dải là:
- Taenia Saginata thường xuất hiện ở vùng đồng bằng chiếm tỷ lệ khoảng 78%.
- Taenia solium thường có ở miền núi và chiếm tỷ lệ khoảng 22%.
Sán dây lợn không có bộ phận tiêu hóa, thân dài, hình dẹt.
Sự phát triển của sán xơ mít
Loại ký sinh trùng này phát triển bằng cách lấy thức ăn từ ruột non của ký chủ. Sán dây bò sẽ có 4 phần khi trưởng thành:
- Phần đầu bám chặt vào thành ruột non;
- Phần cổ có khả năng tái sinh cực nhanh dù không được phân đoạn;
- Phần thân chia thành nhiều đoạn nhỏ;
- Phần đuôi có chứa buồng trứng.
Thông thường người mắc bệnh sán dây bò không phát hiện bản thân bị bệnh ngay mà phải đến 3 tháng sau khi nằm ngủ hoặc khi đại tiện thấy đốt sán chui ra từ hậu môn mới biết.
Nhưng điều đáng nói là không phải ai uống thuốc điều trị cũng thoát hẳn được cơn ác mộng dai dẳng mang tên sán xơ mít. Nguyên nhân có thể là do khi điều trị sán dây bò đã không loại bỏ được phần đầu và phần cổ nên sán mới tiếp tục tái sinh trong cơ thể ký chủ.
Bệnh sán dây bò lây truyền qua đường nào?
Bệnh sán dải không lây trực tiếp từ người sang người. Nhưng khi 1 người bị bệnh đại tiện, một lượng lớn trứng sán sẽ được giải phóng ra ngoài môi trường. Chỉ cần người, động vật tiếp xúc với vật phẩm có chứa trứng sán dải lập tức chúng sẽ bám vào tay, vào người,…
Và nếu không may nuốt phải trứng sán dải thì đã chính thức nhiễm bệnh. Và bệnh lý sẽ khởi phát và có những triệu chứng cụ thể sau khoảng 8 đến 10 tuần. Sán dây bò sản sinh hàng ngàn trứng, trứng sán sẽ sẽ trào ngược lên dạ dày nở thành ấu trùng.
Ấu trùng sán dải sẽ theo đường máu di chuyển đến da, mắt, não, cơ,…gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh sán dây bò, nhất là những người thích ăn bò tái, bò lúc lắc và thức ăn tươi sống thì càng dễ mắc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán xơ mít
Người mắc bệnh sán dây bò có biểu hiện khác nhau ở giai đoạn sán trưởng thành và sán ấu trùng. Cụ thể:
Dấu hiệu bệnh lý nhiễm sán dải trưởng thành
- Đau bụng, khó chịu, bứt rứt, rối loạn tiêu hóa nhẹ;
- Một số đốt sán rụng ra khi người bệnh đi tại tiện, nằm ngủ hoặc tắm. Đốt sán dải nhìn giống xơ mít, trắng ngà, nhỏ dẹt, đầu sán phẳng nhưng cử động khá linh hoạt;
- Có thể cảm thấy đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn;
Dấu hiệu bệnh lý nhiễm ấu trùng sán dây bò
- Ấu trùng sán dải là các vệt sọc mờ bám trên các sợi cơ nếu chúng ký sinh ở mô cơ của ký chủ;
- Ấu trùng sán dải gây áp lực trong sọ não, tạo những cơn động kinh, rối loạn tâm thần, suy nhược trí tuệ,…
- Ấu trùng sán dải nằm ở hốc mắt, mí mắt, thủy tinh thể, kết mạc,…gây tình trạng viêm kết mạc, rối loạn thị giác,…thậm chí mù lòa.
- Ấu trùng sán dải nằm ở tim có thể gây khó thở, tiếng tim biến đổi, tim đập nhanh,…
Hiệu quả của việc điều trị nhiễm sán dây bò
Việc điều trị nhiễm sán dây bò không quá khó nhưng để triệt tiêu tận gốc bệnh lý ký sinh trùng này tránh tái nhiễm về sau thì không phải một bài toán dễ dàng.
Thực tế cho thấy nếu người bệnh chỉ điều trị sán dải bằng phương pháp dân gian hoặc tự mua thuốc uống tại nhà mà không thăm khám cụ thể thì bệnh sẽ càng diễn biến nghiêm trọng. Thậm chí cả đời sống chung với hiện tượng nhìn thấy đốt sán dải lúc nhúc bò ra mỗi khi đi vệ sinh, đi tắm hoặc nằm ngủ.
Xem thêm: Sán Lá Gan
Những đối tượng nào nên được kiểm tra và điều trị sán dải sớm nhất?
Tất cả những ai nhận thấy bản thân đang có những dấu hiệu nhiễm bệnh sán dây lợn kể trên thì đều nên tiến hành kiểm tra và điều trị sớm nhất. Nhất là những người thường xuyên ăn phở bò tái, bò lúc lắc, heo tái, thực phẩm tái sống,…thì càng cần kiểm tra liên tục để chắc chắn bản thân không bị tái nhiễm.
Chẩn đoán nhiễm sán xơ mít bằng cách nào?
Bệnh sán dây bò có dấu hiệu khá rõ ràng sau khoảng 3 tháng nhiễm bệnh. Do đó, thăm khám lâm sàng là một cách chẩn đoán bệnh lý khá chính xác. Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho lấy mẫu phân của người bệnh để kiểm tra xem có đốt sán không.
Đặc biệt việc thực hiện các phương pháp sinh thiết, xét nghiệm máu, chụp X- quang, chụp cộng hưởng từ, chụp hình não thất, chụp cắt lớp, soi đáy mắt,…là cách các bác sĩ kiểm tra ấu trùng sán đang ký sinh cụ thể ở vị trí nào trong não, mô da, cơ, mắt,…trong cơ thể ký chủ để có phương pháp điều trị hợp lý.
Những xét nghiệm cần làm trước khi điều trị sán xơ mít
Việc cho bệnh nhân xét nghiệm máu, xét nghiệm phân là cách các bác sĩ thường làm để kiểm tra người nào đó có nhiễm sán dây bò hay không.
Và dựa trên những biểu hiện lâm sàng của người bệnh, bác sĩ cho thực hiện thêm một số kiểm tra về mắt, não, cơ, mô,…để có kết luận chính xác người bệnh đang mắc ấu trùng sán dải hay sán dây bò trưởng thành.
Tổng hợp kết quả các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị chính xác cho từng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị sán dây bò
Bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò hoàn toàn có thể khỏi bệnh nếu được điều trị đúng cách và không bị tái phát lại nếu biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh trong ăn uống.
Và để biết bệnh nhân đã điều trị sán dây bò thành công hay chưa, chỉ cần 3 tháng sau điều trị người đó được xét nghiệm máu lại là biết. Nếu không thấy lượng bạch cầu ái toan tăng cao thì tức là bệnh nhân đó đã thoát được cơn ác mộng sán dây bò.
Và để chắc chắn hơn nữa, định kỳ mỗi năm từ 2 – 3 lần những người đã từng mắc sán xơ mít nên chủ động đi kiểm tra tình trạng bệnh lý của mình.
Phương pháp điều trị bệnh sán dây bò
Nếu việc nhiễm sán dây bò ở thể nhẹ phương pháp điều trị thường được dùng là cho bệnh nhân uống thuốc đặc trị ký sinh trùng kết hợp thuốc xổ để “bắt sán nguyên con”.
Còn với những bệnh nhân đã bị ấu trùng sán ký sinh tại các vị trí như tim, mắt, não, cơ, mô,…các bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện một số kỹ thuật y tế như phẫu thuật để loại bỏ sán khỏi cơ thể ký chủ.
Xem thêm: Sán Mèo
Thời gian và liệu trình điều trị sán dải
Thời gian điều trị sán xơ mít ít nhất là 1 ngày. Bệnh nhân có thể đi khám, nhận kết quả, nhận thuốc điều trị ngay trong buổi sáng. Sau khi uống thuốc đặc trị ký sinh trùng và thuốc xổ, bệnh nhân được theo dõi đi đại tiện để xổ sán trong vài lần. Kết thúc 1 ngày người bệnh có thể ra về.
Với những người công việc bận rộn có thể uống thuốc xổ sán theo đơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn việc đi vệ sinh và xổ sán mà không cần phải nán lại bệnh viện hoặc phòng khám. Sau 3 tháng người bệnh đi kiểm tra lại để chắc chắn bệnh nhiễm sán dải đã được tiêu diệt hoàn toàn.
Những lưu ý khi điều trị sán dây bò
Có một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị sán dây bò:
- Người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn;
- Tuyệt đối không ăn thịt bò/theo heo tái, sống hoặc chưa chế biến kỹ;
- Nấu chín kỹ thức ăn, uống nước đun sôi;
- Ăn rau sống phải rửa thật kỹ;
- Xử lý nguồn phân tươi khoa học, hợp lý tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường;
- Ngay khi phát hiện nhiễm sán cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị ngay tránh những biến chứng đáng tiếc.
Lợi ích khi điều trị sán xơ mít tại Galant
Đến với phòng khám ký sinh trùng Galant, người bệnh ngoài được thăm khám lâm sàng cẩn thận còn được xét nghiệm miễn dịch. Đến với phòng khám ký sinh trùng Galant, người bệnh ngoài được thăm khám lâm sàng cẩn thận, xét nghiệm miễn dịch. Từ đó, bác sĩ của Galant mới đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.
Phòng khám ký sinh trùng Galant cam kết sẽ giải quyết dứt điểm Sán xơ mít cho mọi người bệnh.
Mọi thắc mắc về bệnh lý hoặc tư vấn sức khỏe quý khách hàng. Vui lòng bấm số hotline hiển thị trên web để nhận tư vấn miễn phí nhanh nhất. Facebook
Tìm hiểu thêm về các loại ký sinh trùng khác
Sán chó – Sán mèo – Sán dây – Sán lá gan nhỏ – Giun kim – Giun lươn – Giun móc – Giun tóc – Giun đũa
Trân trọng!